Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Quân, Sư, Phụ - Tam cang giả Empty Quân, Sư, Phụ - Tam cang giả Wed May 02, 2012 10:36 am

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Làm sao để thay đổi được nhận thức xã hội, để con người có cái nhìn tốt đẹp về nghề giáo, phục hưng lại hình ảnh người thầy như xưa, ngành sư phạm dược ưa chuộng, thu hút được nhân tài, đó là việc không phải dễ. Xin mời các bạn hiến kế.

Quân, Sư, Phụ - Tam cang giả Mhnghe-giao_800c1
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Thầy giáo Khoa vừa kết thúc buổi dạy ôn cho các học sinh chuẩn bị thi đại học tại lò ôn Vinh Chuyên, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, thì bị hai đối tượng bịt mặt xông vào đánh tới tấp. Sự việc xảy ra cách đây gần hai tuần.

Thầy giáo bị hành hung, bị chính học sinh đánh đuổi ngay trong lớp học, trong nhà trường. Mùa thi tốt nghiệp PTTH , thầy cô giáo làm giám thị nếu coi thi quá gắt thường bị học sinh chặn đánh.

Kỳ thi đại học, cao đẳng năm nay, thông tin cho biết ngành sư phạm bị học sinh, phụ huynh quay lưng. Như vậy, liên tiếp nhiều năm, ngành sư phạm phải chịu cảnh “ế ẩm”. Xã hội xem thường nghề này, đưa về với câu “thành ngữ” một thời: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”.

Những thông tin không đẹp về nghề giáo khiến ta giật mình nghĩ về quan niệm của người xưa:“Quân (vua), Sư (thày), Phụ (cha) tam cang giả. Qua chuyến đò đầy sóng ngã cứu ai?”. Thông điệp chứa đựng trong câu hỏi này là người thầy có vị trí quan trọng như bậc quân vương, như bậc sinh thành. Vua là bậc quân vương, cha mẹ là tình huyết thống là tự nhiên. Thầy không có uy quyền của vua, không phải huyết thống như cha, nhưng được đặt lên hàng “tam cương”.

Việc kính trọng thầy xuất phát từ trọng chữ, hay nói sâu xa hơn, đó là trọng giáo dục. Thầy ở đây không chỉ là người dạy chữ, mà là chân dung giáo dục của một quốc gia. Ở đâu người thầy được tôn vinh, được kính trọng thực sự thì ở đó nền giáo dục phát triển. Ở đâu người thầy bị xem thường, nghề giáo bị hạ thấp thì ở đó sẽ bị lung lay gốc rễ đạo đức và giáo dục. Các quốc gia có nền giáo dục phát triển, con người sống có văn hóa, xã hội văn minh và tất nhiên sẽ tạo ra được các giá trị khác để làm nên sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Thế nhưng, quan niệm về “tôn sư trọng đạo” ngày càng bị xem nhẹ. Thời bao cấp, dù nghèo khổ, nhưng xã hội vẫn rất đề cao nghề giáo. Rất ít có trường hợp học sinh hoặc phụ huynh chặn đánh thầy cô giáo như hiện nay. Hóa ra con người càng có học, xã hội càng phát triển thì nghề giáo càng bị phụ rẫy, thậm chí xem thường.

Trước đây, học sinh viết chữ xấu bị cô giáo dùng thước gõ vào tay cho nhớ để sửa chữa. Còn nay, cô giáo làm như vậy thì phu huynh thưa kiện, thậm chí vào tận trường trả thù cho con. Cô giáo nuôi dạy trẻ trông cháu không khéo cũng bị phụ huynh bạt tai hoặc mắng chửi, chỉ vì con họ bị muỗi đốt.

Lê Chân Nhân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất