Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Giáo dục giới tính: Rất cần cho trẻ vị thành niên 60364610

Gần một nửa số bạn trẻ vị thành niên tham gia một nghiên cứu được Bộ GD-ĐT công bố sáng 4-12 cho biết từng yêu và có quan hệ tình dục. 7,6% các em chưa yêu nhưng cũng có quan hệ tình dục.

Kết quả nghiên cứu này do Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) thực hiện, được báo cáo tại hội thảo “Phổ biến kết quả nghiên cứu về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên, học sinh sinh viên (HSSV)”. Cái mới của bản nghiên cứu là đi theo hướng: Trẻ vị thành niên đã biết những gì? Muốn biết những gì? Và ta nghĩ rằng họ cần biết những gì?

Quan hệ tình dục không có bảo vệ

Theo ông Phạm Vũ Thiên - phó giám đốc CCIHP, có đến 1/3 thanh niên từng có mối quan hệ tình cảm không hề làm bất cứ điều gì để bảo đảm an toàn, bởi các em... không thấy bất cứ nguy cơ gì. Trong số còn lại, mang theo tiền, số điện thoại liên hệ khẩn cấp, đến nơi quen thuộc và mang theo bao cao su, đây là bốn biện pháp bảo vệ an toàn hàng đầu đối với nam thanh niên. Đối với nữ, biện pháp bảo vệ an toàn số 1 là đi đến những nơi quen biết và biện pháp tiếp theo là biết rõ về người kia. Có 1/10 cô gái mang theo bao cao su khi hẹn hò và 1/3 nam giới làm việc này.

"Giáo dục kỹ năng sống cho các em phải từ hai phía gia đình và nhà trường. Ở nhà trường, đó có thể là các buổi ngoại khóa, sinh hoạt nhóm lành mạnh. Ở góc độ là bác sĩ điều trị, tôi thấy khi để các em đến cơ sở y tế là đã muộn rồi"

Bác sĩ Nguyễn Thu Giang (Phó viện trưởng Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng)

“Một điều khá thú vị là nữ giới lại ít chuẩn bị những biện pháp an toàn bảo vệ mình hơn nam giới, chỉ vì đơn giản họ nghĩ không thấy có bất cứ mối nguy hại nào từ phía đối tác. Càng bất ngờ và đáng tiếc hơn khi tất cả nam nữ thanh niên đều cho hay họ chưa từng được truyền đạt về các biện pháp phòng tránh lạm dụng từ nhà trường hay phụ huynh” - ông Thiên phân tích.
Tâm lý né tránh cung cấp thông tin cụ thể từ người lớn khiến bạn trẻ vị thành niên mò mẫm trong hoang mang và càng dễ bị dẫn dụ. Nhiều phụ huynh dù biết rõ những rủi ro này nhưng lại rất “hồn nhiên” an tâm rằng con cái họ là những người “ngoan và hiểu biết”, rủi ro không thể dành cho con cái họ.

Biện pháp phòng tránh an toàn phổ biến nhất mà phụ huynh áp dụng là “cảnh báo”, thay vì cung cấp thông tin chỉ dẫn cụ thể về cách thức con cái họ cần phản ứng thế nào trong các tình huống bất an. “Nếu thấy nguy cơ rủi ro cao, phụ huynh có xu hướng tìm phương hướng cho... chính mình để bảo vệ con cái, như theo dõi con đến nơi hẹn hò. Vị thành niên thường có phản ứng rất tiêu cực nếu biết rằng phụ huynh đang theo dõi”.

Theo bác sĩ Nguyễn Thu Giang - phó viện trưởng Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng, người có nhiều năm tham gia cung cấp kiến thức sức khỏe tình dục cho bạn trẻ thành niên và vị thành niên, bà thấy chính những gia đình mô phạm, những con em được tiếng là “ngoan hiền” lại dễ va vấp nhất khi gặp các tình huống như bị lạm dụng tình dục, có quan hệ tình dục không an toàn...

“Gia đình bao bọc quá, cố gắng giữ chặt con trong nhà khiến các em không có điều kiện tiếp xúc, thiếu khả năng ứng xử trong tình huống cụ thể” - bà Giang chia sẻ.

Giáo dục giới tính cho bạn trẻ dưới 15 tuổi

Điều đáng nói trong nghiên cứu này, không ai trong nhóm 15 tuổi trở xuống từng có kinh nghiệm về tình dục, nhưng gần 1/3 thanh niên trong độ tuổi 16-17 lại đã từng quan hệ tình dục.

“Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc triển khai giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ dưới 15 tuổi. Đến 15 tuổi, vị thành niên đã phải có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp các bạn trẻ có một cuộc sống tình dục an toàn và lành mạnh”- ông Thiên nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, TS.BS Trần Thị Hoa - một tình nguyện viên - cho biết với kinh nghiệm của bác sĩ nhi khoa, bà thấy thay vì tác động, trang bị các kiến thức và kỹ năng về sức khỏe sinh sản cho người từ 16 tuổi trở lên như hiện nay thì nên tác động, nghiên cứu đánh giá đối với trẻ từ 11 tuổi. Ở các thành phố lớn, tâm sinh lý trẻ phát triển sớm, nhu cầu này càng cấp thiết hơn.

“Tôi đã tiếp cận hàng ngàn vị thành niên cần điều trị và tham vấn về các bệnh lây lan qua đường tình dục. Do đó, nghiên cứu tình dục, giới tính mà chỉ gắn với HIV là phiến diện. Cần quan tâm hơn đến tất cả các bệnh lây qua đường tình dục, vì đây có thể là nguồn gốc vô sinh sau này”.

TS Hoa cũng cho rằng: “Chương trình giảng dạy về giới và sức khỏe sinh sản trong nhà trường hiện chưa đạt yêu cầu. Thăm khám cho hàng ngàn bệnh nhân, tôi biết đa số các em đến tìm tôi không chỉ với vai trò bác sĩ mà nhiều khi muốn tôi tư vấn giống như một người mẹ. Chương trình giáo dục về giới nếu muốn hiệu quả thì phải tạo ra những nội dung mở, cả chương trình lẫn giáo viên giảng bài phải làm sao cho trẻ tin cậy và chia sẻ” - bà Hoa khuyến cáo.

Trả lời câu hỏi vị thành niên đang thiếu gì, muốn biết những gì, bác sĩ Thu Giang cho rằng các em đang thiếu kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản và giới tính phù hợp độ tuổi. Theo bà Giang, nhóm thanh niên, vị thành niên 16-17 tuổi hiện nay nhiều kiến thức tình dục, nhưng kiến thức về sức khỏe tình dục lại không có. Các em cũng rất thiếu kỹ năng sống để có thể đưa ra các quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản, có khi chỉ là những kỹ năng thông thường mà cha mẹ tưởng là các em đã biết, như vệ sinh kinh nguyệt, chọn bạn, ăn mặc như thế nào là hở hang, như thế nào là bị lạm dụng tình dục, phòng chống lạm dụng tình dục như thế nào...

Không biết gì về giới tính
Các ý kiến tại hội thảo đều nhấn mạnh nội dung giáo dục giới tính hiện không hấp dẫn vì quá hàn lâm, trong khi các em cần những cái cụ thể. Một nam sinh viên trường CĐ tại Hà Nội chia sẻ kỷ niệm: đầu năm cấp II, một bạn nữ trong lớp bị “ra máu” khiến “nhiều bạn nữ khác sợ rúm và xấu hổ, trong khi các bạn trai thì cười”.

Tại một hội thảo gần đây về giáo dục giới tính trong học sinh - sinh viên, một nữ sinh viên ĐH khoa báo chí năm 3 cho biết mới biết thông tin về quan hệ tình dục, bệnh lây qua đường tình dục khi học ĐH năm 2. Thậm chí trong trường THPT, có bạn gái mang bầu nhưng các bạn học chỉ biết khi bạn ấy đã sinh con.

Nguồn Tuổi trẻ
avatar
hungbn Thành viên năng nổ
Bài viết : 56
Danh vọng : 9
Tham gia : 31/10/2012
Cha mẹ cũng phải học

Ai cũng biết việc “giáo dục giới tính” cho con là rất cần thiết, là để “vẽ đường cho hươu chạy đúng”, tránh được những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng giáo dục giới tính như thế nào, và từ đâu để có hiệu quả thì vẫn là vấn đề mà các bậc làm cha mẹ còn loay hoay đi tìm, hoặc tạm thời gác lại trước những bộn bề lo toan cuộc sống. Chỉ đến khi nghe được chuyện con gái ai đó yêu đương sớm, có thai, bỏ học... thì mới giật mình nghĩ đến con mình mà... phát hoảng!

Giáo dục giới tính: Rất cần cho trẻ vị thành niên Bocon10

Theo tôi, trong việc giáo dục giới tính, vai trò của cha mẹ là rất cần thiết. Tôi thấy tâm đắc với ý kiến của chị Huỳnh Thị Nghĩa: “Không ai hiểu con bằng mẹ” (Báo Phụ Nữ ngày 26/11). Mặc dù phần lớn thời gian con học ở trường nhưng cha mẹ chính là người thương yêu, gần gũi con và có trách nhiệm với con hơn ai hết. Chính điều này sẽ là động lực giúp chúng ta tìm ra cách để bảo vệ con một cách tốt nhất.

Ngày xưa chúng ta cũng “một thời” như con cái bây giờ nên sẽ hiểu hơn về chúng khi đặt mình vào vị trí của con, để tránh áp đặt cho con. Với những kinh nghiệm bao nhiêu năm tích lũy, chắc chắn mỗi người đều có một vốn sống nhất định để trao lại cho con mình. Nhưng nói như thế nào cho con hiểu và có thể tiếp thu là cả một vấn đề đáng phải suy ngẫm. Tôi cũng như các bà mẹ khác, từng cảm thấy khó nói, khó giải thích với con trước một vấn đề nào đó về giới tính. Nhưng nếu chúng ta ngại nói, cứ tìm cách cho qua thì đến một lúc nào đó trẻ sẽ chẳng muốn chia sẻ với cha mẹ nữa. Và nguy cơ có thể bắt đầu từ đây khi con tự đi tìm tòi, học hỏi ở bên ngoài. Không có cách nào hơn là nên gần gũi, làm bạn với con để nắm bắt tâm tư, tình cảm cũng như tâm sinh lý của con (theo từng độ tuổi, giai đoạn), kịp thời giải tỏa những khó khăn, vướng mắc cho con. Chính sự sẻ chia, cảm thông của cha mẹ sẽ giúp con dễ dàng trò chuyện với cha mẹ hơn. Từ đó con mới muốn tìm đến cha mẹ những khi gặp vấn đề khó xử.

Để giải đáp thắc mắc và trang bị những kiến thức về giới tính cho con, chính bản thân chúng ta cũng cần phải trau dồi kiến thức cho mình trước. Tôi đã có lúc… “bí” khi bị con chất vấn. Những lúc đó, tôi đành “tạm hoãn” với con bằng cách rất “thiệt tình” như: Vấn đề này khá phức tạp, để mẹ nghiên cứu thêm rồi sẽ giải thích cho con hiểu rõ hơn. Sau đó, tôi sắp xếp công việc, dành thời gian đến các nhà sách, lục tìm những cuốn sách nói về tuổi dậy thì. Đem những cuốn sách đó đến cơ quan, tranh thủ giờ nghỉ trưa tôi xem qua trước nội dung rồi mới quyết định cho con xem cuốn nào trước, cuốn nào sau sẽ phù hợp với lứa tuổi của con. Khi đã có sự lựa chọn, tôi đem sách về với câu đề tặng con gái ở trang bìa. Con gái tôi đã rất vui mừng đón nhận, rồi nó bẽn lẽn cám ơn mẹ. Tôi cảm thấy mình đã làm được một việc rất cần thiết cho con…

Chỉ trang bị kiến thức về giới tính cho con thôi vẫn chưa đủ. Điều quan trọng không kém là trang bị cho con về kỹ năng sống, những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng. Cũng như việc thay vì cấm con “không được yêu”, chúng ta nên dạy con biết yêu sao cho lành mạnh, trong sáng. Thậm chí có thể dạy con cả những biện pháp bảo vệ để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Hoài Thu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất