Ông bà ta thường nói "Tiên học lễ, hậu học văn". Chữ "lễ" ở đây không chỉ là nghi lễ, mà còn bao hàm cả cách cư xử trong cuộc sống, từ câu chào, lời nói đến lòng trắc ẩn, sự cảm thông với người khác... Từ đó có những hành động cụ thể, ứng xử với nhau trong đời thường.
Việc học lễ đã được đặt ra rất nhiều, nhưng dường như không mấy tác dụng khi bản thân mỗi gia đình, từng phụ huynh chưa thấy rõ hết trách nhiệm trong việc giáo dục chữ "lễ" cho con cháu.
Khó có thể kể hết những hành vi ứng xử văn hóa đáng buồn của những người trẻ tuổi, một thế hệ đáng ra là tiếp thu nhiều văn hóa và tri thức. Nhưng nhiều người lý giải, lỗi của người trẻ chỉ chiếm một phần, lỗi nhiều hơn là từ người lớn, từ cách giáo dục của nhà trường và gia đình.
Trong gia đình, trẻ được nuông chiều và được đáp ứng mọi thứ theo nhu cầu nên hầu như không biết quan tâm đến ai. Trong trường học chỉ chăm chăm vào kiến thức, không hướng dẫn các em phải sống như thế nào, không là những tấm gương thật sáng cho các em noi theo, thì việc các em có những suy nghĩ lệch lạc, chệch hướng là điều khó tránh.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, thế hệ trẻ bây giờ nhạy bén, thông minh, tự tin hơn, nhưng cũng có những đòi hỏi cá nhân nhiều hơn, vì thế lớp trẻ cũng thích tự do, không muốn chịu sự kiểm soát gắt gao của người lớn.
Do vậy, cha mẹ cần hiểu và đặc biệt phải có niềm tin, khát vọng chân thực đối với con trẻ. Tạo hóa không bao giờ sinh sẵn một con người biết nói tục, chửi thề, có những hành vi vô đạo đức...
Tất cả là do người lớn vô tình dạy cho trẻ ngay từ lứa tuổi hình thành nhân cách và tự khẳng định mình. Vì thế, nếu con cái được giáo dục trong một gia đình hạnh phúc, nề nếp thì lớn lên trẻ dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Giáo dục chữ "lễ" trong gia đình không phải dạy trẻ một cách cứng nhắc theo những mô hình có sẵn mà cần dựa vào đặc điểm tâm lý, nhu cầu, khả năng của từng trẻ, cha mẹ chọn lựa những biện pháp phù hợp để tác động lên con trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Từ gia đình, chữ "lễ" sẽ theo trẻ lan tỏa ra xã hội.
Việc học lễ đã được đặt ra rất nhiều, nhưng dường như không mấy tác dụng khi bản thân mỗi gia đình, từng phụ huynh chưa thấy rõ hết trách nhiệm trong việc giáo dục chữ "lễ" cho con cháu.
Khó có thể kể hết những hành vi ứng xử văn hóa đáng buồn của những người trẻ tuổi, một thế hệ đáng ra là tiếp thu nhiều văn hóa và tri thức. Nhưng nhiều người lý giải, lỗi của người trẻ chỉ chiếm một phần, lỗi nhiều hơn là từ người lớn, từ cách giáo dục của nhà trường và gia đình.
Trong gia đình, trẻ được nuông chiều và được đáp ứng mọi thứ theo nhu cầu nên hầu như không biết quan tâm đến ai. Trong trường học chỉ chăm chăm vào kiến thức, không hướng dẫn các em phải sống như thế nào, không là những tấm gương thật sáng cho các em noi theo, thì việc các em có những suy nghĩ lệch lạc, chệch hướng là điều khó tránh.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, thế hệ trẻ bây giờ nhạy bén, thông minh, tự tin hơn, nhưng cũng có những đòi hỏi cá nhân nhiều hơn, vì thế lớp trẻ cũng thích tự do, không muốn chịu sự kiểm soát gắt gao của người lớn.
Do vậy, cha mẹ cần hiểu và đặc biệt phải có niềm tin, khát vọng chân thực đối với con trẻ. Tạo hóa không bao giờ sinh sẵn một con người biết nói tục, chửi thề, có những hành vi vô đạo đức...
Tất cả là do người lớn vô tình dạy cho trẻ ngay từ lứa tuổi hình thành nhân cách và tự khẳng định mình. Vì thế, nếu con cái được giáo dục trong một gia đình hạnh phúc, nề nếp thì lớn lên trẻ dễ dàng trở thành một công dân có văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Giáo dục chữ "lễ" trong gia đình không phải dạy trẻ một cách cứng nhắc theo những mô hình có sẵn mà cần dựa vào đặc điểm tâm lý, nhu cầu, khả năng của từng trẻ, cha mẹ chọn lựa những biện pháp phù hợp để tác động lên con trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Từ gia đình, chữ "lễ" sẽ theo trẻ lan tỏa ra xã hội.
Nguồn Kinh tế và Đô thị