Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Tintuc - Đã nhiều năm nay, tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan, nhất là ở các vùng đô thị, thành phố lớn, gây tâm lý căng thẳng cho học sinh. Nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm, học thêm.

Quy định về dạy thêm, học thêm Bojpg-082738
Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (ảnh).

´Thưa ông, hiện nay, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan, Bộ GD-ĐT có ý kiến gì về vấn đề này?

Bản chất của việc dạy thêm, học thêm (DT HT) là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu nâng cao kết quả học tập. Các trường DT HT nhằm: Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; Phụ đạo học sinh học lực yếu kém; Bồi dưỡng học sinh khá giỏi; Ôn tập để thi vào đại học, cao đẳng. Có nơi cha mẹ học sinh muốn nhờ thầy cô giáo dạy thêm kết hợp quản lý con cái lúc cha mẹ học sinh bận việc.

Ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các nhà trường và giáo viên dạy thêm không thu tiền của học sinh; có nơi còn hỗ trợ cho học sinh về sách bút và các điều kiện khác. Nói một cách công bằng thì có rất nhiều thầy cô giáo vẫn đang âm thầm kèm cặp dạy dỗ cho học sinh của mình một cách tận tình ngoài giờ lên lớp, không vụ lợi. Nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt trong học tập nhờ DT HT.

Điều đáng phê phán là một bộ phận giáo viên vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm, làm tăng gánh nặng kinh tế cho một số gia đình; gây lãng phí về thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh; làm cho quan hệ đạo đức thầy - trò bị méo mó, giảm lòng tin của người dân đối với ngành giáo dục.

DT HT tràn lan còn do công tác quản lý lỏng lẻo, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện của cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa quyết liệt; chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh các vi phạm. Một số trường chưa đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… để nâng cao chất lượng giáo dục nên chưa hạn chế được việc DT HT.

Mặt khác, do một số gia đình đặt kỳ vọng quá cao, ép con mình phải học thêm vượt quá khả năng của các em…

´Với trách nhiệm là cơ quan chủ quản về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Bộ GD- ĐT sẽ có giải pháp gì để tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm?

Từ năm 2007, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về DTHT để các địa phương ban hành quy định DTHT trên địa bàn. Nhiều địa phương đã có những động thái tích cực. Tuy nhiên, còn một số nơi, nhất là đô thị vẫn xảy ra trình trạng DT HT sai trái.

Bộ GD-ĐT đã xây dựng dự thảo quy định mới về DTHT. Thời gian vừa qua, dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành, của các cơ quan thông tấn, báo chí. Bộ GD-ĐT đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo. Ngày 16/5/2012, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định mới về DT HT.

´Ông có thể cho biết những điểm mới nổi bật của Thông tư về DTHT mới được ban hành?

Thông tư đã quy định rõ các nguyên tắc DT HT như: Phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.

Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu và tự nguyện được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

Không tổ chức lớp DTHT theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp DTHT phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp DTHT phải căn cứ vào học lực của học sinh.

Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DTHT phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động DTHT.

Thông tư quy định các trường hợp không được dạy thêm: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;… Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức DT HT các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông…

Thông tư cũng quy định rõ đối với việc DTHT trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường; Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động DTHT. Đồng thời quy định thống nhất trên toàn quốc về nguyên tắc thu và quản lý tiền học thêm; trách nhiệm quản lý DTHT của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, huyện đến xã...

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường chỉ đạo các Sở GDĐT, Phòng GDĐT, các nhà trường phối hợp với chính quyền và ban ngành liên quan ở địa phương thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định mới về DT HT và xử lý vi phạm nếu có.

´Nhưng chỉ với một quy định về DTHT này có đủ sức để dẹp bỏ hoàn toàn tình trạng dạy thêm tràn lan không, thưa ông?

Bên cạnh các quy định về dạy thêm học thêm, ngành GDĐT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học, khắc phục DTHT tràn lan, đó là: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học cho học sinh, phụ đạo tại lớp đối với học sinh có học lực yếu kém; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực tự học của học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá, cải tiến các công tác thi, giảm áp lực về kiểm tra, thi cử cho học sinh; Tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định DTHT, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Hoàng Hoa (thực hiện )
Admin
Admin Webmaster
Bài viết : 192
Danh vọng : 7
Tham gia : 23/11/2011
Các bạn có thể tải Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về tại đây.
http://forum.thcsbaunang.edu.vn
0

3Quy định về dạy thêm, học thêm Empty Quy định dạy thêm xa thực tế? Mon May 28, 2012 4:10 pm

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Quy định về dạy thêm, học thêm Logo- Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT vào thực tế chưa đầy hai tuần, một số giáo viên cho rằng có nhiều quy định khó áp dụng. Thậm chí, thông tư “ra cho có” chứ không ảnh hưởng gì tới họ trong cuộc sống hàng ngày.

Thầy Nguyễn Quốc Hùng, trường THPT Nguyễn Khuyến: "Không cần thiết phải ban hành thông tư dạy thêm...."

Sau khi giáo viên trong trường biết quy định mới của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, họ rất bức xúc vì những điều khoản không khả thi trong thực tế. Một số giáo viên cho biết, người viết ra văn bản này không am hiểu thực tế.

Quy định về dạy thêm, học thêm 20120525152248_Thayhung
Thầy Hùng trong một giờ giảng bài trên lớp

Bởi, học sinh đang học thêm tại nhà thầy Hùng đa phần từ các trường khác đến học, phù hợp với nội dung của thông tư 17 vừa ban hành. Tuy nhiên có một, hai học sinh mà thầy đang dạy trực tiếp, dù được điểm cao ở lớp vẫn tới năn nỉ để học thêm tại nhà thầy Hùng. Khi được hỏi lý do thì em cho biết, em muốn nâng cao kiến thức để thi ĐH.

Và thực tế, nhiều hiệu trưởng cũng từng là giáo viên rất nổi tiếng, đông học trò đến đăng ký học thêm tại nhà. Như vậy, một khía cạnh rất tích cực của dạy thêm là sự chủ động của người học, họ có nhu cầu thực sự và chỉ người nào dạy tốt thì họ mới lựa chọn.

Do đó, việc ban hành thông tư về dạy thêm là không cần thiết. Những nơi nào giáo viên làm sai (ép học sinh học thêm) thì đã có nhà trường nơi đó xử lý. Hơn nữa, văn bản chỉ có tác dụng trong giờ hành chính, còn ngoài giờ, học sinh muốn đi học như thế nào thì đó là quyền của họ. Trong khi đời sống giáo viên nếu chỉ trông chờ vào đồng lương thì không nuôi nổi gia đình, Nhà nước không lo được cho họ, thì thêm những ràng buộc chỉ gây khó cho giáo viên.

Hiệu trưởng Vũ Thị Mỹ Hạnh, Trường Tiểu học Lương Định Của:"Không nên làm khổ giáo viên bằng cách quản lý hành chính...."

Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh tha thiết đề nghị chính cô giáo đang dạy con mình dạy thêm cho con, bởi họ tin rằng, giáo viên đó đã có quá trình gắn bó với học sinh thì sẽ hiểu hơn và dạy đúng những gì các con đang thiếu. Nếu giáo viên chỉ được dạy thêm học sinh các trường khác, chẳng lẽ họ phải đi phát tờ rơi để quảng cáo?

Việc dạy thêm ngoài giờ chủ yếu là do thỏa thuận của phụ huynh và học sinh, nếu có tai tiếng thì cá nhân giáo viên đó phải chịu trách nhiệm. Chúng ta không nên làm khổ giáo viên bằng cách quản lý hành chính, trong khi Nhà nước chưa lo cho cuộc sống của họ.

Nguồn gốc của việc cha mẹ muốn con đi học thêm là do đánh giá xếp loại thi cử còn nặng nề, và đó là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Hiện tại ở cấp một, tình trạng học thêm ép buộc không diễn ra nhiều vì chỉ có hai môn đánh giá bằng điểm số và có tình trạng học thêm không đúng là luyện chữ và đọc trước khi vào lớp 1. Trong khi đó, tình trạng học thêm căng thẳng diễn ra ở cấp hai và cấp ba vì nhiều lý do.

Cho nên, nếu nơi nào làm sai thì nơi đó chịu trách nhiệm chứ không nên cho ra một văn bản quản lý nhu cầu chính đáng của phụ huynh và giáo viên.


Giáo viên Huỳnh Thị Tố Anh, Trường tiểu học Triệu Thị Trinh, quận 10, thông tư dạy thêm không ảnh hưởng tới giáo viên ngoại ngữ vì họ thường đi dạy thêm tại các trung tâm.





Những điều khoản ở Quy định về dạy thêm, học thêm khó áp dụng trên thực tế:

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.


- Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

Cô giáo làng
Cô giáo làng Thành viên tích cực
Bài viết : 113
Danh vọng : 9
Tham gia : 03/12/2011
Ngày 01/02/2013, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND về việc: "Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh".

Quy định về dạy thêm, học thêm DSC_0064

Các bạn có thể tải quyết định này về tại đây.
0
Cô giáo làng
Cô giáo làng Thành viên tích cực
Bài viết : 113
Danh vọng : 9
Tham gia : 03/12/2011
Quí thầy cô có thể tải Mẫu Hồ sơ dạy thêm, học thêm về tại đây.

Quy định về dạy thêm, học thêm Day-th10
0
Thầy giáo làng
Thầy giáo làng Thành viên năng nổ
Bài viết : 69
Danh vọng : 9
Tham gia : 08/12/2011
Quí thầy cô có thể tải Kế hoạch số 408/KH-PGD&ĐT-TTr ngày 07/5/2013 của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Dương Minh Châu: "Về việc tổ chức thực hiện Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm năm học 2012 - 2013" cùng các văn bản có liên quan đến dạy thêm, học thêm từ năm học 2012 - 2013 tại đây.

Quy định về dạy thêm, học thêm Hoc20t10
0

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất