Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Em Nguyễn Đức Bảo (lớp 5C, Trường Tiểu học Thanh Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) thích làm toán từ khi học mẫu giáo bé. Chỉ bằng tự học, cậu bé này đã giải đến toán lớp 9. Một điều thú vị là em cũng rất thích làm thơ.

Học sinh lớp 5 giải được toán lớp 9 Bao1_9d8d0
Em Nguyễn Đức Bảo thích học Toán và làm thơ

Mê toán từ khi 4 tuổi

Tìm về xã Thanh Lâm (Thanh Chương, Nghệ An) hỏi thăm đường vào nhà bé Nguyễn Đức Bảo, nhiều người dân nhiệt tỉnh chỉ cho chúng tôi, không quên “đế" thêm: “Thằng Bảo giải toán giỏi ấy à? Nó mới học lớp 5 mà giải được cả toán lớp 9 rồi đó”. Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến nhà bé Bảo ở xóm Minh Sơn. Chuẩn bị cho cuộc giao lưu toán tuổi thơ toàn quốc nên Bảo đang được bố mẹ cho về nhà ngoại ở bên kia sông “xả hơi”. Anh Nguyễn Thanh Tùng - bố của Bảo không giấu được niềm tự hào về cậu con trai của mình: “Người ta đồn là Bảo có thể giải toán 12 nhưng thực tế, cháu nó mới bắt đầu giải đến toán lớp 9 thôi. Tất cả là do cháu nó tự học, tự giải”.

Ông Nguyễn Văn Lợng (69 tuổi, ông nội của Bảo) là người đầu tiên phát hiện ra sở thích và khả năng làm toán của cậu cháu đích tôn. Hồi Bảo 4 tuổi, tại lớp mẫu giáo nhỡ, trong khi các bạn đều mải chơi và quan tâm đến các bài múa hát thì em lại dành sự chú ý đặc biệt cho những con số. Bé rất thích tập đếm và làm các phép tính cộng trừ. “Ngày đi học, tối về hai ông cháu ngủ với nhau, hắn cứ bắt tui phải đưa ra các phép tính để giải đáp. Các phép cộng trừ trong phạm vi 10 hầu như hắn tính đúng hết”, ông Lợng cho biết.

Thấy con thích học toán và có năng khiếu về môn học này, anh Tùng mua sách toán lớp 2 về cho cậu con trai 4 tuổi của mình làm toán. Cứ làm hết sách toán lớp này anh lại mua sách toán lớp cao hơn cho con luyện. Anh Tùng cho hay: “Tôi vốn là giáo viên dạy toán nhưng quan điểm của tôi là cứ để cháu phát triển tự nhiên, xem khả năng của cháu tới đâu chứ không tham gia vào việc dạy học hay ép cháu phải học toán. Thỉnh thoảng, gặp bài nào khó quá, cháu nhờ giúp đỡ, tôi mới hướng dẫn thôi”.

Học sinh lớp 5 giải được toán lớp 9 Bao2_50de7
Bằng tự học, cậu bé lớp 5 này đã giải đến toán lớp 9

Tầm 5 giờ rưỡi, Bảo được mẹ đưa về. Để kiểm tra khả năng làm toán của bé, chúng tôi đưa quyển sách toán lớp 8 để Bảo trực tiếp làm bài tập. Cậu bé có đôi mắt to tròn thông mình, làn da ngăm đen nhưng nụ cười rạng rỡ “mặc cả”: “Giải toán lớp 9 được không cô?”. Sau khi chọn một bài tập bất kỳ trong cuốn sách giáo khoa lớp 8 và đề nghị Bảo giải, chỉ mất hơn 5 phút, cậu chàng đã xách vở đến bàn của bố để nhờ kiểm tra lại. “Giờ cháu tự giải được toán lớp 9, nhưng cũng mới học đến phần đầu thôi. Còn toán lớp 8 cháu giải xong rồi. Cháu thích học hình hơn là đại số vì hình thú vị hơn”, Bảo tâm sự.

“So với các bạn cùng lớp thì cháu cũng có chút khả năng về toán học nhưng nếu cứ để cháu tự học thì tôi nghĩ cháu khó có thể phát huy hết khả năng của mình mà gửi cháu theo học các lớp năng khiếu thì gia đình lại không có điều kiện”, anh Hùng cho biết.
Để dành thời gian học và giải toán lớp trên, tất cả các bài tập về nhà đều được cậu bé này “giải quyết” ở lớp, lúc nào làm xong mới ra về. “Bố mẹ mua sách cho, cháu tự đọc lý thuyết rồi áp dụng vào bài giải. Cũng có khi cháu thấy cách giải hướng dẫn trong sách giáo khoa không phải là cách tốt nhất nên cháu tự giải theo cách của mình. Thường thì hầu như cháu giải được tất cả các bài tập, thỉnh thoảng gặp bài nào khó quá cháu mới nhờ bố thôi. Cháu thích sau này được trở thành một nhà toán học. Cháu hâm mộ chú Ngô Bảo Châu và mong muốn sẽ trở thành một nhà toán học như chú ấy”, Bảo say sưa tâm sự về ước mơ của mình.

Cậu bé này vừa đạt giải nhất kỳ thi giải toán qua mạng Internet dành cho khối học sinh lớp 5 toàn tỉnh Nghệ An và đang tập trung ôn luyện để tham dự kỳ thi toàn quốc sẽ được tổ chức vào đầu tháng 5 tới. “Cháu hy vọng là sẽ giảnh được giải cao và sẽ có cơ hội được gặp chú Ngô Bảo Châu”.

Thích sáng tác thơ

Không chỉ có năng khiếu về toán học, Nguyễn Đức Bảo còn học giỏi môn tiếng Anh, làm văn và biết làm thơ. Cuốn vở làm văn của cậu bé này đầy ắp những điểm 9, điểm 10. Quả thật đọc những bài làm văn của Bảo, chúng tôi thấy khó để tin rằng đây là những dòng viết của một cậu học trò 10 tuổi. Những dòng chữ được viết ngay ngắn, tròn trịa. Mỗi bài văn là một cách nhìn rất “người lớn” về những thứ đang diễn ra xung quanh Bảo.

Học sinh lớp 5 giải được toán lớp 9 Bao3_58ea5
Chỉ có những bài toán nào quá khó, Bảo mới nhờ đến sự giúp đỡ của bố

Và bất ngờ hơn khi chúng tôi được đọc những bài thơ do cậu học trò thích học toán này sáng tác. Ở những bài thơ, có cái gì đó như là tự sự, là nỗi lòng của một người biết quan sát và cảm nhận cuộc sống quanh mình. “Anh đi rồi/ Mắt mẹ buồn rười rượi/ Môi đỏ nhạt tím dần/ Người gầy vì lo/ Anh đi rồi/ Lòng mẹ đau nhói/ Thương anh vụng về/ Đỗ nhặt rồi lại rơi... (Trích bài thơ Anh đi rồi). “Cháu viết về một anh bộ đội chiến đấu xa nhà và được về thăm mẹ, sau đó ai lại vào chiến trường, mình mẹ ở nhà”, Bảo lý giải.

Cảnh ngày Tết trong thơ của Bảo cũng hết sức thân thuộc, gần gũi: “Những cánh hoa đào mang hương/ Ủ đầy những ngôi nhà đang độ Tết/… Nhìn ra chợ Tết rộn ràng/ Lòng tôi lại thấy mơ màng ngày xưa/ Bao nhiêu em bé, em thơ/ Ngồi sau xe đạp lơ thơ mơ màng/ Trông vào những ngôi nhà nhỏ/ Nơi những người dân thụt lò nấu bánh…”(Trích Cảnh ngày Tết)

“Hồi trước cháu cũng thích làm thơ, nhiều người đọc thơ cháu cứ bảo là cháu lấy của ai đó nhưng không phải. Cháu làm cả đấy, không phải cháu viết về mình mà cháu đặt mình vào người khác để viết. Nhưng mà lâu rồi cháu cũng không hay làm thơ nữa”, Bảo cho biết thêm.

Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, thầy Nguyễn Văn Quân - Chủ nhiệm lớp 5C, Trường Tiểu học Thanh Lâm (Thanh Chương) cho biết: "Em Nguyễn Đức Bảo đặc biệt có khă năng về môn toán, khả tính nhẩm và trí nhớ tốt, có tinh thần tự học cao, thích tìm tòi khám phá. Nói chung em học đều ở các môn nhưng đặc biệt nổi trội về môn Toán. Tôi nghĩ nếu được bồi dưỡng một cách bài bản thì em có thể tiến xa hơn”.
Hoàng Lam
matnai
matnai Thành viên tích cực
Bài viết : 148
Danh vọng : 20
Tham gia : 26/12/2011
Mấy ngày qua, hiện tượng một cậu học sinh lớp 5 giải thành thạo toán lớp 9 lại được dư luận phong cho em mác “thần đồng”. Đối với hiện tượng này, PGS.TS Văn Như Cương cho biết, có thể em có năng khiếu cộng thêm bố mẹ là giáo viên nên em có khả năng làm toán tốt hơn.

“Thần đồng” hay chỉ là năng khiếu đặc biệt?

Câu bé “thần đồng” được dư luận phong là em Nguyễn Đức Bảo, SN 2001 (xóm Minh Sơn, xã Thanh Lâm,Thanh Chương, Nghệ An). Lúc 5 tuổi, cậu đã làm được toán lớp 1 và lên lớp 5 đã giải thành thạo toán lớp 9. Đối với những bài đơn giản, em không cần đặt phép tính mà chỉ tính nhẩm là ra kết quả.

Được biết, không những thông minh, giải được các bài toán cấp II, Bảo còn có một trí nhớ đáng ấn tượng. Đó là biệt tài nhớ tên thủ đô và quốc kỳ của gần 90 nước trên thế giới.

Theo PGS.TS Văn Như Cương, trường hợp em Bảo không thể coi là“thần đồng” mà chỉ là một cậu bé bình thường, tất cả những kiến thức đó là do nhồi nhét, nhào nặn mà ra.

Trên thực tế, nhiều trẻ em còn có khả năng cao siêu hơn Bảo. Cách đây vài năm, chỉ trong vòng 10 tháng, thầy giáo Trần Phương (PGĐ Trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm trí tuệ) đã luyện cho 5 học sinh lớp 6 giải đề thi ĐH môn Toán đạt điểm trung bình tới 8/10.

Có thể kể ra thêm ví dụ về em Trần Như Tùng, sinh năm 1999 (nhà số 8 ngõ 123 ngách 75, hẻm 32, phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cũng biết đọc khi 2 tuổi rưỡi, sau 6 tháng biết nói. Mẹ cháu cho biết, cả nhà đều sốc khi thấy con đọc vanh vách những dòng chữ được chỉ trên TV, sách báo. Và phải đến 1 năm sau khi biết đọc, Tùng mới biết nhận mặt các chữ cái cụ thể. Tuy nhiên, khi em học đến lớp 2, em vẫn học giỏi, khả năng của em vẫn như trước chứ không có gì tỏ ra đặc biệt nổi trội.

Phải thừa nhận những đứa trẻ biết đọc, biết làm toán sớm rất thông minh, nhưng theo các chuyên gia tư vấn tâm lý và giáo viên, đừng tạo thêm áp lực tâm lý khi gọi các em là “thần đồng”, mà chỉ nên xem các em như người có năng khiếu đặc biệt.

Học sinh lớp 5 giải được toán lớp 9 5tre_b37d5
Cháu Nguyễn Văn Phúc sinh ngày 31/3/2007, khi mới ba tuổi cháu đã biết đọc

Nuôi dưỡng các “nhân tài” có năng khiếu đặc biệt

Được phong danh “thần đồng” quá sớm đã khiến những em bé có năng khiếu đặc biệt luôn phải gồng mình lên thể hiện sự thông minh tài giỏi hơn người. Và theo phân tích của thạc sĩ Phúc Thịnh, một chuyên gia giáo dục tại TP.HCM, một số học sinh chỉ 4, 5 tuổi đã thể hiện khả năng thiên bẩm về toán học. Tuy nhiên một thời gian sau đó khả năng này sẽ mất đi. Vậy, khi khả năng thiên bẩm bị lu mờ đã khiến các em bị sốc tâm lý và để lại những hệ lụy không đáng có.

Trước đây, khi phân tích về khả năng của những em bé có khả năng đặc biệt, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho rằng, trẻ biết sớm một số thứ là biểu hiện của khả năng thiên bẩm chưa hẳn đã đúng. Phân tích kỹ lượng về hiện tượng này, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết đứa trẻ biết đọc sớm khi chưa học ráp vần và không ráp vần theo kiểu ghép vần trong nhà trường chứng tỏ trẻ có ký ức tốt. Trẻ đã biết kết hợp hình ảnh chữ đó với âm là thuộc dạng đã biết đọc.

Tuy nhiên, cảnh báo từ bác sĩ Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cảnh báo, người ta nói ranh giới giữa thần đồng và bệnh tâm thần rất mong manh. Do đó, cha mẹ nên hiểu sự hiểu biết phiến diện sẽ không thể đem lại một phông văn hóa toàn diện, sâu sắc mà phải tạo cho trẻ một cuộc sống bình thường, với những niềm vui bình thường của con trẻ.

Tương tự, bác sỹ Đặng Ngọc Thạch, khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng II TP.HCM giải thích, trẻ biết đọc, biết viết khi mới ba tuổi được chia làm ba dạng: thần đồng, trẻ được học chữ sớm, trẻ bị Hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa (còn gọi là rối loạn Asperger, rối loạn phổ tự kỷ). Bác sỹ Thạch cũng cảnh báo, hàng năm, BV điều trị cho khoảng 30 trẻ bị Hội chứng (rối loạn phát triển lan tỏa. Đối tượng trẻ mắc bệnh này tập trung nhiều nhất là trẻ biết đọc biết viết, ngoài ra còn có những trẻ vẽ đẹp như họa sĩ, mê hát nhạc cổ điển, dự báo thời tiết...

Còn PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết - Trường ĐH Sư phạm HN cho rằng, cha mẹ đừng thấy con mình sớm biết đọc, làm toán, giỏi vẽ, giỏi nhạc hơn hẳn các bạn cùng trang lứa mà đã vội vui mừng. Một đứa trẻ không chỉ cần có tài năng mà còn cần các kỹ năng hoà nhập xã hội, kiểm soát hành vi của mình cho phù hợp với môi trường.
Thanh Châu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết