TT - Trong giới toán học nhiều người biết rõ anh. Anh từng là thầy của nhiều nhà toán học xuất sắc, là tác giả của nhiều công trình công bố trên những tạp chí uy tín.
Giáo sư Đỗ Đức Thái - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tuy vậy, phải gặp và nghe anh - GS.TSKH Đỗ Đức Thái - trò chuyện mới biết thêm ở anh một con người “đong đầy văn hóa Việt”, đôn hậu, nhiệt thành, sống và làm việc vượt lên khó khăn, vượt lên những ngăn trở trên đường đời bằng niềm đam mê làm toán, đam mê cống hiến.
Sản phẩm “made in Vietnam”
* Anh thường đùa với mọi người rằng anh là sản phẩm “made in Vietnam”. Điều này dường như có vị đắng của một người không được hưởng sự ưu ái mà lẽ thường những người tài vẫn được nhận?
- Không phải thế. Tôi tự hào vì mình là sản phẩm “made in Vietnam”. Và biết ơn những thầy cô tại Việt Nam đã giúp đỡ để tôi vững vàng trên con đường khoa học. Tôi bước chân vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 14 tuổi và bắt đầu học toán “nghiêm chỉnh” từ đấy. Mặc dù đoạt giải toán quốc tế nhưng tôi biết trường hợp của tôi chỉ được học trong nước nên rất yên tâm tiếp tục học tập tại trường.
* Và anh hoàn thành về căn bản chương trình ĐH trong hai năm, sau đó có thời gian là thực tập sinh tại Liên Xô (cũ)?
- Năm 1989, tôi được sang Liên Xô thực tập dưới sự hướng dẫn của GS M.Zaidenberg. Nhưng gần hết đợt thực tập thì xảy ra biến động chính trị ở Liên Xô. Phân viện toán Sibiari (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô) không thể bao cấp kinh phí để tôi bảo vệ luận án phó tiến sĩ nên tôi lại về nước. Sau đó, tôi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, rồi luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bởi vậy, tôi mới đùa với bạn bè, đồng nghiệp mình là sản phẩm “made in Vietnam”.
* Có nhiều người cho rằng cho dù có trí tuệ thông minh thì cũng cần có một môi trường tốt ở nước ngoài mới phát huy được năng lực. Anh nghĩ sao?
- Điều kiện học rất quan trọng. Được tiếp xúc với những giáo sư giỏi, được sống trong môi trường khoa học sôi động, được tham dự những hội thảo lớn luôn là mơ ước của nhiều người trẻ muốn theo đuổi con đường khoa học như tôi. Nhưng không có nghĩa chỉ có mỗi con đường ra nước ngoài mới thành tài. Nếu có niềm đam mê, nếu có nghị lực và nỗ lực không ngừng thì cũng có thể trở thành một nhà khoa học đạt đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều là để đến được đỉnh cao như giải thưởng Fields, GS Ngô Bảo Châu phải vượt ra ngoài Việt Nam. Con đường làm khoa học ở Việt Nam còn nhiều gập ghềnh, có quá nhiều sự phân tâm, trong đó có nỗi lo kiếm sống khiến người làm khoa học khó có thể toàn tâm toàn ý nghiên cứu.
“Đong đầy văn hóa Việt”
* Trước khi được phong giáo sư tại VN anh đã là giáo sư thỉnh giảng tại Pháp ở tuổi rất trẻ, và hiện vẫn đang là giáo sư thỉnh giảng ở nhiều quốc gia. Vậy vì sao anh không ở lại một nước có thể giúp anh phát triển tiếp?
- Đã 17 năm nay tôi được mời làm việc thường xuyên tại Pháp, cơ hội để ở lại làm việc chắc là có. Thời còn trẻ, cơ hội ở lại các quốc gia khác cũng nhiều nhưng tôi đã không nghĩ đến điều đó, bây giờ tôi cũng không hối tiếc.
* Vì sao?
- Nói thì có vẻ to tát, nhưng tôi nghĩ tôi là một người yêu nước. Tôi là một người con của đất Việt nên muốn ở lại để đóng góp tất cả khả năng của mình cho đất nước. Ngay cả những lúc “xao xuyến” nhất với chuyện ra đi thì tôi vẫn nghĩ như thế.
* Một người đam mê khoa học thì lựa chọn ra đi để được làm khoa học tốt hơn cũng là điều dễ hiểu?
- Tôi nghĩ nếu bạn muốn sống được ở một đất nước, ngoài năng lực làm việc, vốn ngoại ngữ, còn một thứ quan trọng nữa là bạn phải đong đầy văn hóa đất nước đó. Nhưng từ nhỏ, bố mẹ đã dạy chúng tôi yêu văn hóa Việt. Trong tôi đong đầy văn hóa Việt mất rồi, nên tôi chỉ có khả năng giao thoa văn hóa quốc gia khác chứ không còn chỗ chứa cho nó.
* Nhưng một môi trường học tập tốt hơn, làm việc tốt hơn, điều kiện đảm bảo đời sống tốt hơn có bao giờ khiến anh chạnh lòng?
- Dĩ nhiên là có. Tôi đã đến Mường Nhé (Điện Biên), thấy các cháu bé ngủ trong lán; đến Sìn Hồ (Lai Châu), chứng kiến bữa ăn của những học sinh nghèo. Mới đây thôi, khi đến thăm một trường học ở vùng ngoại thành Hà Nội, tôi không thể tưởng tượng có những giáo viên mà trong nhà không có tài sản nào trị giá quá vài ba trăm ngàn đồng. Nó quá khác với những nơi tôi đã được đến. Nhưng không phải vì vậy mà tôi muốn ra đi. Ngược lại, nó khiến tôi muốn quay lại. Trong khả năng của mình, tôi luôn cố gắng làm những điều tốt nhất cho mọi người, đặc biệt là cho các bạn trẻ. Việt Nam có nhiều bạn trẻ thông minh, nếu phát huy được thì họ sẽ đóng góp nhiều cho đất nước. Tôi muốn giúp họ.
Trước sau tôi vẫn là nhà khoa học
* Được biết mới đây anh được đề cử làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với số phiếu bầu cao nhất ở các vòng. Nhưng rồi việc bổ nhiệm lại không thành. Cảm giác của anh thế nào?
- Trước sau thì tôi vẫn là nhà khoa học, thanh thản và bình tâm làm khoa học. Nếu được tín nhiệm, tôi sẽ đem hết nhiệt huyết, khả năng để làm việc. Nhưng nếu không được, tôi vẫn làm những công việc tôi vẫn làm. Khi người ta mong muốn cống hiến và có khả năng để làm điều đó thì ở vị trí nào người ta cũng có thể làm được.
* Người ta nói nhà khoa học giỏi đi làm quản lý là chấp nhận sự thoái trào trong nghiên cứu khoa học. Khi anh chấp nhận việc đề cử, anh có phải băn khoăn nhiều không?
- Có chứ. Nếu tôi bỏ phiếu cho một người làm hiệu trưởng, tôi cũng không thể chấp nhận anh ta đóng cửa ngồi làm toán trong khi có bao nhiêu việc phải chèo chống. Vì vậy, tôi hiểu nếu chọn ngã rẽ kia mình sẽ phải hi sinh đam mê của mình.
* Anh hình dung về trách nhiệm của một hiệu trưởng trường trọng điểm quốc gia thế nào?
- Đó là nhiệm vụ khó khăn và không thể giải quyết bằng tư duy nhiệm kỳ mà phải là sự kế tiếp của nhiều thế hệ. Mỗi thế hệ đi trước còng lưng xuống cõng thế hệ sau thì mới nhanh tới đích được. Tôi cũng như bao thầy cô khác mong có một người đứng đầu có cái tâm trong sáng, có năng lực, trách nhiệm, công tâm với công việc chung.
Giáo sư Đỗ Đức Thái - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tuy vậy, phải gặp và nghe anh - GS.TSKH Đỗ Đức Thái - trò chuyện mới biết thêm ở anh một con người “đong đầy văn hóa Việt”, đôn hậu, nhiệt thành, sống và làm việc vượt lên khó khăn, vượt lên những ngăn trở trên đường đời bằng niềm đam mê làm toán, đam mê cống hiến.
Sản phẩm “made in Vietnam”
* Anh thường đùa với mọi người rằng anh là sản phẩm “made in Vietnam”. Điều này dường như có vị đắng của một người không được hưởng sự ưu ái mà lẽ thường những người tài vẫn được nhận?
- Không phải thế. Tôi tự hào vì mình là sản phẩm “made in Vietnam”. Và biết ơn những thầy cô tại Việt Nam đã giúp đỡ để tôi vững vàng trên con đường khoa học. Tôi bước chân vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 14 tuổi và bắt đầu học toán “nghiêm chỉnh” từ đấy. Mặc dù đoạt giải toán quốc tế nhưng tôi biết trường hợp của tôi chỉ được học trong nước nên rất yên tâm tiếp tục học tập tại trường.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái (51 tuổi) hiện là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học của Pháp, Nhật, Đức, Thụy Sĩ. Ông được phong phó giáo sư tại VN năm 35 tuổi và phong giáo sư năm 42 tuổi - giáo sư trẻ nhất VN năm đó. Từng là thầy dạy một thời của nhiều nhà khoa học có tên tuổi như Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn, Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Bảo Châu, Đinh Tiến Cường... |
- Năm 1989, tôi được sang Liên Xô thực tập dưới sự hướng dẫn của GS M.Zaidenberg. Nhưng gần hết đợt thực tập thì xảy ra biến động chính trị ở Liên Xô. Phân viện toán Sibiari (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô) không thể bao cấp kinh phí để tôi bảo vệ luận án phó tiến sĩ nên tôi lại về nước. Sau đó, tôi bảo vệ luận án phó tiến sĩ, rồi luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bởi vậy, tôi mới đùa với bạn bè, đồng nghiệp mình là sản phẩm “made in Vietnam”.
* Có nhiều người cho rằng cho dù có trí tuệ thông minh thì cũng cần có một môi trường tốt ở nước ngoài mới phát huy được năng lực. Anh nghĩ sao?
- Điều kiện học rất quan trọng. Được tiếp xúc với những giáo sư giỏi, được sống trong môi trường khoa học sôi động, được tham dự những hội thảo lớn luôn là mơ ước của nhiều người trẻ muốn theo đuổi con đường khoa học như tôi. Nhưng không có nghĩa chỉ có mỗi con đường ra nước ngoài mới thành tài. Nếu có niềm đam mê, nếu có nghị lực và nỗ lực không ngừng thì cũng có thể trở thành một nhà khoa học đạt đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều là để đến được đỉnh cao như giải thưởng Fields, GS Ngô Bảo Châu phải vượt ra ngoài Việt Nam. Con đường làm khoa học ở Việt Nam còn nhiều gập ghềnh, có quá nhiều sự phân tâm, trong đó có nỗi lo kiếm sống khiến người làm khoa học khó có thể toàn tâm toàn ý nghiên cứu.
“Đong đầy văn hóa Việt”
* Trước khi được phong giáo sư tại VN anh đã là giáo sư thỉnh giảng tại Pháp ở tuổi rất trẻ, và hiện vẫn đang là giáo sư thỉnh giảng ở nhiều quốc gia. Vậy vì sao anh không ở lại một nước có thể giúp anh phát triển tiếp?
- Đã 17 năm nay tôi được mời làm việc thường xuyên tại Pháp, cơ hội để ở lại làm việc chắc là có. Thời còn trẻ, cơ hội ở lại các quốc gia khác cũng nhiều nhưng tôi đã không nghĩ đến điều đó, bây giờ tôi cũng không hối tiếc.
"Tôi không thể tưởng tượng có những giáo viên mà trong nhà không có tài sản nào trị giá quá vài ba trăm ngàn đồng. Nó quá khác với những nơi tôi đã được đến. Nhưng không phải vì vậy mà tôi muốn ra đi..." GS ĐỖ ĐỨC THÁI |
- Nói thì có vẻ to tát, nhưng tôi nghĩ tôi là một người yêu nước. Tôi là một người con của đất Việt nên muốn ở lại để đóng góp tất cả khả năng của mình cho đất nước. Ngay cả những lúc “xao xuyến” nhất với chuyện ra đi thì tôi vẫn nghĩ như thế.
* Một người đam mê khoa học thì lựa chọn ra đi để được làm khoa học tốt hơn cũng là điều dễ hiểu?
- Tôi nghĩ nếu bạn muốn sống được ở một đất nước, ngoài năng lực làm việc, vốn ngoại ngữ, còn một thứ quan trọng nữa là bạn phải đong đầy văn hóa đất nước đó. Nhưng từ nhỏ, bố mẹ đã dạy chúng tôi yêu văn hóa Việt. Trong tôi đong đầy văn hóa Việt mất rồi, nên tôi chỉ có khả năng giao thoa văn hóa quốc gia khác chứ không còn chỗ chứa cho nó.
* Nhưng một môi trường học tập tốt hơn, làm việc tốt hơn, điều kiện đảm bảo đời sống tốt hơn có bao giờ khiến anh chạnh lòng?
- Dĩ nhiên là có. Tôi đã đến Mường Nhé (Điện Biên), thấy các cháu bé ngủ trong lán; đến Sìn Hồ (Lai Châu), chứng kiến bữa ăn của những học sinh nghèo. Mới đây thôi, khi đến thăm một trường học ở vùng ngoại thành Hà Nội, tôi không thể tưởng tượng có những giáo viên mà trong nhà không có tài sản nào trị giá quá vài ba trăm ngàn đồng. Nó quá khác với những nơi tôi đã được đến. Nhưng không phải vì vậy mà tôi muốn ra đi. Ngược lại, nó khiến tôi muốn quay lại. Trong khả năng của mình, tôi luôn cố gắng làm những điều tốt nhất cho mọi người, đặc biệt là cho các bạn trẻ. Việt Nam có nhiều bạn trẻ thông minh, nếu phát huy được thì họ sẽ đóng góp nhiều cho đất nước. Tôi muốn giúp họ.
Trước sau tôi vẫn là nhà khoa học
* Được biết mới đây anh được đề cử làm hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với số phiếu bầu cao nhất ở các vòng. Nhưng rồi việc bổ nhiệm lại không thành. Cảm giác của anh thế nào?
- Trước sau thì tôi vẫn là nhà khoa học, thanh thản và bình tâm làm khoa học. Nếu được tín nhiệm, tôi sẽ đem hết nhiệt huyết, khả năng để làm việc. Nhưng nếu không được, tôi vẫn làm những công việc tôi vẫn làm. Khi người ta mong muốn cống hiến và có khả năng để làm điều đó thì ở vị trí nào người ta cũng có thể làm được.
* Người ta nói nhà khoa học giỏi đi làm quản lý là chấp nhận sự thoái trào trong nghiên cứu khoa học. Khi anh chấp nhận việc đề cử, anh có phải băn khoăn nhiều không?
- Có chứ. Nếu tôi bỏ phiếu cho một người làm hiệu trưởng, tôi cũng không thể chấp nhận anh ta đóng cửa ngồi làm toán trong khi có bao nhiêu việc phải chèo chống. Vì vậy, tôi hiểu nếu chọn ngã rẽ kia mình sẽ phải hi sinh đam mê của mình.
* Anh hình dung về trách nhiệm của một hiệu trưởng trường trọng điểm quốc gia thế nào?
- Đó là nhiệm vụ khó khăn và không thể giải quyết bằng tư duy nhiệm kỳ mà phải là sự kế tiếp của nhiều thế hệ. Mỗi thế hệ đi trước còng lưng xuống cõng thế hệ sau thì mới nhanh tới đích được. Tôi cũng như bao thầy cô khác mong có một người đứng đầu có cái tâm trong sáng, có năng lực, trách nhiệm, công tâm với công việc chung.
* GS.TSKH Lê Tuấn Hoa (chủ tịch Hội Toán học VN, chủ tịch Hội Toán học Đông Nam Á): Nhờ anh, đã có nhiều tiến sĩ trẻ và giỏi GS Đỗ Đức Thái là một người rất có năng lực nghiên cứu khoa học. So với nhiều đồng nghiệp cùng làm toán, con đường đến với khoa học của anh không thuận lợi bằng. Nhưng anh Thái là một người có nghị lực, không vì thế mà nản chí. Anh ấy tìm cách học hỏi không ngừng ở những người thầy và bạn bè, đồng nghiệp trong nước để trưởng thành trong nghiên cứu khoa học. Khi có cơ hội ra nước ngoài, anh tiếp tục mở mang kiến thức, tự rút ngắn khoảng cách về năng lực nghiên cứu khoa học giữa mình và đồng nghiệp quốc tế. Nhờ vậy, anh ngày càng mở rộng được hợp tác quốc tế và nghiên cứu của anh càng về sau càng có chất lượng. Ngoài năng lực nghiên cứu khoa học, một ưu điểm nổi bật khác ở GS Đỗ Đức Thái là khả năng xây dựng nhóm nghiên cứu. Điều này một phần do tố chất con người anh Thái, phần nữa cũng do môi trường làm việc - nơi chuyên đào tạo những người trẻ làm toán. Trong thời gian gần đây, nhóm làm việc của anh trưởng thành rất mạnh. Anh Thái là người tạo nên ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp nhiều người trẻ ở khoa toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được đi đào tạo tiếp sau đại học ở nước ngoài mấy năm qua. Nhờ đó khoa toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có được nhiều tiến sĩ trẻ và giỏi. * GS Nguyễn Văn Khuê (nguyên giảng viên khoa toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Tài phát hiện người giỏi Tôi là người hướng dẫn Đỗ Đức Thái làm nghiên cứu sinh, và sau này Đỗ Đức Thái lại trở thành đồng nghiệp cùng bộ môn với tôi một thời gian. Trong công việc, Thái là người có nhiều ý tưởng, có năng lực nhưng theo tôi, điều hơn người của Thái là năng lực tổ chức khoa học. Khoa toán ĐH Sư phạm Hà Nội hiện nay có nhiều cán bộ giảng dạy trẻ, được đào tạo ở nước ngoài và thành đạt là nhờ công lớn của Đỗ Đức Thái. Có thể do xuất thân từ một người dạy chuyên toán, chuyên luyện thi học sinh giỏi toán quốc tế nên Thái rất có khả năng phát hiện những cán bộ trẻ có năng lực. |
VĨNH HÀ - THƯ HIÊN thực hiện