(Tin tức) - Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) triển khai Dự án “Mô hình trường học mới tại Việt Nam”. Mô hình trường học mới sẽ tập trung vào việc chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ phía thầy giáo sang việc để cho học sinh tự học là chính.
Ưu tiên cho vùng khó khăn
Mô hình trường học mới được Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) viện trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD và ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB). Trong 3 năm từ tháng 6/2012 - 6/2015, mô hình sẽ được triển khai ở 1.447 trường tiểu học tại 63 tỉnh, thành.
Giờ thực hành môn Vật lý của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh HóaTrong đó, 20 tỉnh khó khăn nhất sẽ triển khai các hoạt động tư vấn, tập huấn cho giáo viên; hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận với chương trình đào tạo mới và được hỗ trợ về sách giáo khoa, tài liệu học tập. 19 tỉnh ít khó khăn hơn sẽ được hỗ trợ bồi dưỡng giáo viên ở cấp huyện và được được hưởng lợi về nội dung sư phạm. Các tỉnh đồng bằng, thành phố sẽ được bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp tỉnh và được hưởng lợi một phần về nội dung sư phạm. Trước đó, mô hình trường học mới sẽ áp dụng thí điểm tại 6 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum, Đắk Lắk.
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, mô hình trường học mới này có thể tạo cho học sinh những thay đổi tích cực. Với phương châm lấy học sinh là trung tâm, cùng với học qua sách vở, các em sẽ được tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn, được hướng dẫn tự học theo nhóm... Những phương pháp học tập mới sẽ giúp học sinh chủ động hơn, tự tin hơn.
Đối với các trường có đông học sinh là người dân tộc thiểu số, bên cạnh việc chú trọng giảng dạy song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc) sẽ quan tâm đến việc hỗ trợ, vận động trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp. Thông qua việc áp dụng những kinh nghiệm trong giảng dạy ở một số nước tiên tiến trên thế giới, dự án phấn đấu đến năm 2015, tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em các dân tộc thiểu số được đi học và hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học bắt buộc, miễn phí và có chất lượng.
Khuyến khích học sinh tự học, tự đánh giá
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết: “Mô hình trường học mới sẽ áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Theo đó, mỗi bài học được xây dựng phải đáp ứng được các nội dung: cơ bản (tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức mới), thực hành (áp dụng kiến thức đã học vào bài tập), ứng dụng (vận dụng kiến thức vào cuộc sống). Phương pháp tự học, tự đánh giá, tự quản lý thời gian... phù hợp với hướng chỉ đạo của ngành giáo dục. Phương pháp giảng dạy mới cũng yêu cầu có sự tham gia tích cực của cộng đồng, tức là đề cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong việc phối hợp giảng dạy cho học sinh. Trong đó, các em có thể học tập từ phía gia đình và cộng đồng những vấn đề về văn hóa địa phương để làm phong phú thêm kiến thức của mình”.
Cũng theo ông Lê Tiến Thành, tài liệu giảng dạy cho học sinh của mô hình trường học mới sẽ không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Cả giáo viên và học sinh đều sử dụng chung cuốn tài liệu này. Tài liệu này sẽ hỗ trợ, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập mới, thói quen tự học, tự đánh giá... Đây là điểm quan trọng của Dự án mô hình trường học mới và được đánh giá có tính khả thi cao.
Bộ GD - ĐT đã thành lập tổ biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập theo mô hình trường học mới gồm các tác giả chuyên viết sách giáo khoa, cán bộ giảng dạy của ĐH Sư phạm Hà Nội và các chuyên gia, nghiên cứu viên, cán bộ chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ đã tổ chức xây dựng tài liệu “Hướng dẫn học tập” các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 2, trên cơ sở giữ nguyên chương trình, nội dung sách giáo khoa hiện hành của Việt Nam (chỉ thay đổi cách tổ chức lớp học và phương pháp dạy học là dạy cho học sinh tự học), các môn khác vẫn bình thường. Đến thời điểm này công tác thử nghiệm tiến triển thuận lợi và được các địa phương đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục chỉnh sửa tài liệu, tiếp tục bồi dưỡng giáo viên làm quen với mô hình dạy học mới trong thời gian tới.
Ưu tiên cho vùng khó khăn
Mô hình trường học mới được Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE) viện trợ không hoàn lại 84,6 triệu USD và ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB). Trong 3 năm từ tháng 6/2012 - 6/2015, mô hình sẽ được triển khai ở 1.447 trường tiểu học tại 63 tỉnh, thành.
Giờ thực hành môn Vật lý của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, mô hình trường học mới này có thể tạo cho học sinh những thay đổi tích cực. Với phương châm lấy học sinh là trung tâm, cùng với học qua sách vở, các em sẽ được tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn, được hướng dẫn tự học theo nhóm... Những phương pháp học tập mới sẽ giúp học sinh chủ động hơn, tự tin hơn.
Đối với các trường có đông học sinh là người dân tộc thiểu số, bên cạnh việc chú trọng giảng dạy song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc) sẽ quan tâm đến việc hỗ trợ, vận động trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp. Thông qua việc áp dụng những kinh nghiệm trong giảng dạy ở một số nước tiên tiến trên thế giới, dự án phấn đấu đến năm 2015, tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em các dân tộc thiểu số được đi học và hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học bắt buộc, miễn phí và có chất lượng.
Khuyến khích học sinh tự học, tự đánh giá
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết: “Mô hình trường học mới sẽ áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Theo đó, mỗi bài học được xây dựng phải đáp ứng được các nội dung: cơ bản (tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức mới), thực hành (áp dụng kiến thức đã học vào bài tập), ứng dụng (vận dụng kiến thức vào cuộc sống). Phương pháp tự học, tự đánh giá, tự quản lý thời gian... phù hợp với hướng chỉ đạo của ngành giáo dục. Phương pháp giảng dạy mới cũng yêu cầu có sự tham gia tích cực của cộng đồng, tức là đề cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong việc phối hợp giảng dạy cho học sinh. Trong đó, các em có thể học tập từ phía gia đình và cộng đồng những vấn đề về văn hóa địa phương để làm phong phú thêm kiến thức của mình”.
Cũng theo ông Lê Tiến Thành, tài liệu giảng dạy cho học sinh của mô hình trường học mới sẽ không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Cả giáo viên và học sinh đều sử dụng chung cuốn tài liệu này. Tài liệu này sẽ hỗ trợ, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập mới, thói quen tự học, tự đánh giá... Đây là điểm quan trọng của Dự án mô hình trường học mới và được đánh giá có tính khả thi cao.
Bộ GD - ĐT đã thành lập tổ biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập theo mô hình trường học mới gồm các tác giả chuyên viết sách giáo khoa, cán bộ giảng dạy của ĐH Sư phạm Hà Nội và các chuyên gia, nghiên cứu viên, cán bộ chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ đã tổ chức xây dựng tài liệu “Hướng dẫn học tập” các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 2, trên cơ sở giữ nguyên chương trình, nội dung sách giáo khoa hiện hành của Việt Nam (chỉ thay đổi cách tổ chức lớp học và phương pháp dạy học là dạy cho học sinh tự học), các môn khác vẫn bình thường. Đến thời điểm này công tác thử nghiệm tiến triển thuận lợi và được các địa phương đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục chỉnh sửa tài liệu, tiếp tục bồi dưỡng giáo viên làm quen với mô hình dạy học mới trong thời gian tới.
Lê Vân