Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Sửa thuế thu nhập: "Lo luật không theo kịp giá"

Mục đích của việc sửa đổi thuế thu nhập cá nhân là đảm bảo sát thực tế và công bằng cho người nộp. Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng phương án do Bộ Tài chính đề xuất khó đảm bảo cả 2 yếu tố này.

Vấn đề được quan tâm nhất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân là việc tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế. Ngay trong phương án được công bố, Bộ Tài chính cũng thừa nhận mức giảm trừ 4 triệu đồng cho bản thân người nộp và 1,6 triệu đồng cho người phụ thuộc hiện đã không còn phù hợp (chủ yếu do lạm phát) và nhất định phải sửa.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Lam-ph10
Nhiều chuyên gia cho rằng mức giảm trừ 6 triệu đồng chưa đủ để chi tiêu năm 2014. Ảnh: Bloomberg

Tuy vậy, con số 6 triệu đồng mà cơ quan soạn thảo đưa ra cũng nhận được không ít ý kiến trái chiều. Theo giải trình của Bộ, mức giảm trừ này được xây dựng trên cơ sở so sánh với nhiều yếu tố (GDP, lạm phát, đề án cải cách tiền lương, kết quả khảo sát mức sống dân cư…) nhưng chủ yếu là dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người dự kiến vào năm 2014 (khoảng 5,85 triệu đồng một tháng).

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Laffer10
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc thu thuế đạt hiệu quả nhất nếu thực hiện theo nguyên tắc “khoan sức dân”. Sử dụng mô hình đường cong Laffer, Tiến sĩ Doanh chỉ ra rằng nếu thuế suất bằng 0% hoặc 100% thì Nhà nước không thu được đồng thuế nào. Khi thuế suất tiến đến điểm A thì việc thu thuế hiệu quả nhất trong khi vẫn tạo được đồng thuận xã hội. Nếu vượt qua điểm này thì tiền thuế tăng không đáng kể trong khi đồng thuận giảm dần. Số thuế thu được đạt tối đa tại điểm cân bằng nhưng sau khi vượt qua điểm này, doanh số lại giảm. Đà giảm tăng mạnh nếu thuế suất vượt qua điểm B
Đánh giá cao cách làm tỉ mỉ này nhưng theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thiếu sót lớn nhất của cơ quan soạn thảo là tiếp tục đưa ra một mức tiền cố định để giảm trừ cho người nộp thuế. Theo bà Lan thì trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam trải qua một chu kỳ lạm phát cao (tổng mức tăng CPI từ 2008 đến nay khoảng 50%), nên giá trị đồng tiền có thể biến động rất nhanh. Nếu đặt ra một mức “cứng”, việc "luật không đuổi kịp giá" rất dễ xảy ra.

Có quan điểm lạc quan hơn bà Chi Lan, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng trong giai đoạn từ nay đến 2015, mục tiêu chính trong điều hành là kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Lạm phát do đó sẽ bớt căng thẳng hơn so với giai đoạn trước. Ngưỡng giảm trừ gia cảnh, do đó sẽ không lỗi thời nhanh như con số 4 triệu đồng của Luật thuế năm 2009. Tuy vậy, vị đại biểu Quốc hội này cho rằng cơ quan soạn thảo cũng nên đưa ra căn cứ rõ ràng hơn để xác định mức giảm trừ (chỉ rõ đối tượng nộp thuế là ai, hiện có thu nhập bao nhiêu, so sánh với mức bình quân của người dân, côn nhân trong xã hội…) để dễ tạo được đồng thuận.

Một giải pháp được nhiều chuyên gia kinh tế chia sẻ là thay vì một mức cứng, Bộ Tài chính có thể đưa ra một hệ số nhất định để tính toán mức giảm trừ so với lương tối thiểu. Chẳng hạn vào năm 2014, lương tối thiểu là 1,67 triệu đồng một tháng, với hệ số là 3,6 thì mức giảm trừ là 6 triệu đồng. Khi lương tối thiểu được điều chỉnh thì giữ nguyên hệ số, mức giảm trừ gia cảnh cũng tăng theo.

“Làm như vậy sẽ đảm bảo “nước lên thì thuyền lên”, tránh việc mỗi lần điều chỉnh lại phải sửa luật, xin ý kiến Quốc hội. Chứ bây giờ có nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 8 triệu đi chăng nữa thì vẫn sẽ có ý kiến thắc mắc, lại phải sớm sửa đổi”, bà Phạm Chi Lan phân tích. Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cho rằng cơ quan soạn thảo nên tính toán lại mức giảm trừ gia cảnh bởi thực tế cho thấy với 6 triệu đồng một tháng, người dân rất khó xoay sở.

“Bản thân tôi nghỉ hưu năm 2003, khi đó nhận lương 3 triệu đồng một tháng thấy cũng tạm đủ. Sau mấy lần điều chỉnh, nay nhận lương 5 triệu mà thấy không còn đủ nữa. Đấy là tôi lớn tuổi rồi, ít phải chi tiêu. Vậy những người trẻ, phải lo cho gia đình, con cái thì họ sẽ thấy thế nào?”, chuyên gia này đặt câu hỏi.

Xung quanh đề xuất nới rộng thang biểu thuế (ví dụ nới bậc 2: thu nhập 10 - 15 triệu hiện nay lên 10 - 20 triệu), các chuyên gia kinh tế hiện có nhiều ý kiến trái chiều. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, việc điều chỉnh này sẽ khiến cho luật thuế trở nên thiếu tính công bằng do người có thu nhập ở sàn của bậc thuế sẽ phải đóng cùng tỷ lệ với người ở trần (có thu nhập gấp đôi).

Tuy nhiên, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, điều này không quá quan trọng vì tuy cùng thuế suất nhưng do thu nhập khác nhau, khoản tiền mà các đối tượng này phải đóng cũng khác nhau. Thêm vào đó, việc nới khung, qua đó giảm các bậc thuế sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động có tay nghề, trình độ cao.

Nhật Minh
0
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Bộ Tài chính họp báo công bố kế hoạch sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân sau gần 5 năm áp dụng. 4 nội dung cần sửa đổi lần này là mức giảm trừ gia cảnh; biểu thuế lũy tiến từng phần; phạm vi - đối tượng chịu thuế và các quy định về quyết toán thuế, quản lý thuế.

Điểm sửa đổi được nhiều người chờ đợi nhất chính là mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao trong 4 năm trở lại đây. Bộ Tài chính đề xuất để Chính phủ trình Quốc hội nâng mức giảm trừ từ 4 triệu đồng lên 6 triệu đồng một tháng (tương đương 72 triệu đồng một năm) cho bản thân người nộp thuế. Với người phụ thuộc, mỗi cá nhân sẽ được giảm trừ 2,4 triệu thay vì 1,6 triệu đồng mỗi tháng hiện nay.

Theo lý giải của cơ quan này, từ năm 2009 đến nay, giá hàng hóa tăng cao làm ảnh hưởng đến đời sống của người nộp thuế. Mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng hiện không còn phù hợp với thực tế nên việc sửa đổi, bổ sung này là cần thiết.
Biểu thuế lũy tiến từng phần được Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi theo hướng khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động, thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao vào Việt Nam làm việc. Vì vậy, 7 bậc thuế (từ 5 đến 35%) hiện nay sẽ rút xuống còn 6 bậc (loại bỏ bậc cao nhất - 35%). Thuế suất cao nhất áp dụng là mức 30% cho thu nhập từ 52 triệu trở lên.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung đối tượng chịu thuế trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản sẽ bao gồm cả thu nhập từ đổi nhà, đổi đất, thu nhập từ uỷ quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người được uỷ quyền có đầy đủ các quyền về nhà đất theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các khoản trợ cấp mang tính bù đắp những rủi ro, giải quyết khó khăn tạm thời cho người lao động như trợ cấp tinh giảm biên chế, tiền bồi thường tai nạn lao động hay về hưu trước tuổi được điều chỉnh loại bỏ khỏi thu nhập chịu thuế.

Để thuận lợi cho người nộp thuế và giảm khối lượng phải quyết toán thuế không cần thiết, Bộ Tài chính đề xuất cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm tự kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và quyết toán thuế theo quy định của Chính phủ.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu thực hiện điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh lên 6 triệu đồng (cho mỗi người phụ thuộc là 2,4 triệu đ/tháng) đồng thời sửa đổi biểu thuế như nêu trên thì dự kiến sẽ ngân sách nhà nước sẽ giảm thu khoảng 9.250 tỷ đồng.

Bộ Tài chính đề xuất thời điểm áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi từ 01/01/2014.

Chủ trương sửa đổi luật Luật Thuế thu nhập cá nhân được đề cập từ 2 năm nay, khi giá cả hàng hóa liên tục tăng cao, ảnh hưởng tới đời sống của người làm công ăn lương. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính công bố chi tiết kế hoạch sửa đổi dự luật quan trọng này.

Giữa năm ngoái, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội phương án giảm thuế. Tuy đánh giá mức giảm không nhiều, Quốc hội vẫn thông qua nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với người lao động.
Quỳnh Anh
0
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
TT - Cục Thuế TP.HCM vừa có văn bản góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN), trong đó đề xuất mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng. Cơ quan này cho rằng mức này sẽ tạo được sự đồng thuận của xã hội, luật sẽ dễ đi vào cuộc sống.


Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân ImageView
Người dân đăng ký thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân ImageView
Mức giảm trừ gia cảnh đang áp dụng và đề xuất sửa đổi - Đồ họa: V.CƯỜNG
Biểu thuế lũy tiến từng phần theo đề xuất của Cục Thuế TP.HCM:


Bậc thuế


Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)


Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)


Thuế suất (%)
1
Ðến 60
Ðến 5
3
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 240
Trên 10 đến 20
15
4
Trên 240 đến 420
Trên 20 đến 35
20
5
Trên 420 đến 660
Trên 35 đến 55
25
6
Trên 660
Trên 55
30

Nơi này cũng kiến nghị giảm mức thuế suất bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần từ 5% xuống 3%, đồng thời giãn các bậc thuế còn lại để mức điều tiết thuế không tăng quá nhanh.

Thuế tăng 276%

Theo góp ý của Cục Thuế TP.HCM, dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN dựa trên bốn yếu tố là GDP bình quân đầu người, CPI, tiền lương tối thiểu và kết quả điều tra mức sống của người dân để đưa ra mức giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, nếu căn cứ mức lương tối thiểu năm 2014 theo đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020 và cách tính mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế bằng sáu lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp như hiện nay thì mức giảm trừ gia cảnh đến năm 2014 phải tương đương 9,9 triệu đồng/tháng.

Còn nếu tính dựa trên GDP bình quân đầu người và cách xác định mức giảm trừ gia cảnh bằng 2,5 lần mức GDP như Luật thuế TNCN hiện hành thì mức giảm trừ cho người nộp thuế năm 2014 phải là 8,9-9,1 triệu đồng/tháng (căn cứ trên GDP dự kiến năm 2014 ở mức 1.811 - 1.843 USD/năm, tương đương 3,5 triệu - 3,7 triệu đồng/tháng). Nếu so sánh mức tăng tiền lương cơ bản hiện nay với năm 2014 thì tốc độ tăng cũng lên đến 1,98 lần. Trong khi Bộ Tài chính chỉ đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh 50% làm cho số thuế TNCN mà người lao động phải nộp năm 2014 cao hơn hẳn so với hiện hành. Cụ thể:

Năm 2012, một cá nhân có tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là 10 triệu đồng/tháng, số thuế phải nộp sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 350.000 đồng.

Đến năm 2014, nếu tốc độ tăng tiền lương như trên thì thu nhập của cá nhân trên sẽ tăng lên mức 19,879 triệu đồng/tháng. Căn cứ mức giảm trừ theo đề xuất của Bộ Tài chính là 6 triệu đồng/tháng và giữ nguyên các bậc thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần thì năm 2014 thuế TNCN mà cá nhân này phải nộp mỗi tháng lên đến 1.318.350 đồng, tăng 276% so với mức hiện hành.

Trên cơ sở đó Cục Thuế TP.HCM đề xuất nên áp dụng cách tính dựa trên GDP hay mức lương tối thiểu và áp dụng theo tỉ lệ như Luật thuế TNCN hiện hành, đồng thời áp dụng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng nhằm tạo được sự đồng thuận cao của xã hội, từ đó Luật thuế TNCN dễ đi vào cuộc sống.

Xa rời thực tế

Cơ sở phân tích mức giảm trừ gia cảnh tại dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN cũng dựa vào các số liệu đánh giá dự báo như CPI và GDP dựa trên giả định bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước là bình thường, không lạm phát cao, cũng không có khủng hoảng, suy giảm. Tiếp theo là tiền lương tối thiểu sẽ tăng cao hơn theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2013-2020 cùng với kết quả cuộc điều tra xã hội học được thực hiện từ năm 2010 của Tổng cục Thống kê về thu nhập và mức sống dân cư.

Nhưng Cục Thuế TP.HCM cũng đặt nghi vấn rằng đến thời điểm năm 2014 khi Luật thuế TNCN sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thì liệu các dự báo về mức sống của người dân so với số liệu của cuộc điều tra này có còn chính xác hay không? Cục Thuế cũng cho rằng cần hết sức lưu ý đến tính chính xác của các nguồn tài liệu tham khảo để tính toán mức giảm trừ vì luôn có một khoảng cách khá xa giữa các con số dự báo.

Cũng theo Cục Thuế TP.HCM, qua ba năm thực hiện Luật thuế TNCN, số thuế TNCN thu được trên địa bàn TP.HCM đã tăng gần bốn lần. Tỉ trọng của sắc thuế này so với tổng thu ngân sách trên địa bàn cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên chính sách thuế TNCN hiện nay còn có một số nội dung quy định phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và bất cập so với thực tiễn.

Giảm mức thuế suất bậc 1 còn 3%

Tại văn bản góp ý, Cục Thuế TP.HCM cũng cho rằng hiện nay số người nộp thuế ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần chiếm đến 73% tổng số đối tượng nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Để được sự ủng hộ của đông đảo số đối tượng này, nên đề xuất giảm mức thuế suất bậc 1 từ mức 5% xuống còn 3%. Việc điều chỉnh này chỉ khiến số thu ngân sách giảm khoảng 700 tỉ đồng.

Theo Cục Thuế, số sụt giảm này không lớn và có thể bù bằng cách tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai, quyết toán thuế của 27% cá nhân có thu nhập cao còn lại. Như vậy hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.

Cục Thuế cũng đề xuất nên giãn các bậc thuế còn lại để mức điều tiết thuế không tăng quá nhanh, qua đó nhằm khuyến khích người nộp thuế có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động, sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao hơn.

Đề nghị các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế

Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cũng kiến nghị bổ sung các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế. Theo thông tư 62, một số khoản phụ cấp được hưởng như tiền mua vé máy bay đi và về phép trong năm, khoản tiền học phí cho con theo bậc học phổ thông chỉ miễn cho người nước ngoài trong khi người VN vẫn bị tính thuế. Cục Thuế đề nghị áp dụng miễn thuế các khoản trên cả với người VN để tạo sự công bằng.

Về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Cục Thuế kiến nghị nên quy định miễn thuế với các trường hợp đổi nhà, đổi đất; thu nhập từ ủy quyền chuyển nhượng nhà, đất nếu là nhà ở, đất ở duy nhất.

ÁNH HỒNG
0
Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Đề xuất của Cục thuế TPHCM xem ra có vẻ phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Rất mong ý kiến đóng góp này sẽ được các nhà hoạch định chính sách xem xét một cách thấu đáo.
0
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Theo bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng ban soạn thảo đề án sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: "Bước đầu là năm 2014, với dự thảo lần này thì nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4 triệu đồng/tháng đã được xem là khoan sức dân rồi".

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân ImageView
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai - Ảnh: N.Khánh

Nhưng xin thưa với bà Thứ trưởng:

- Bà có xe công đưa đón, ăn uống, sinh hoạt,... tại cơ quan do cơ quan đài thọ cho nên có thể bà chẳng bao giờ phải xài tiền lương.

- Còn công chức chúng tôi tất cả đều trông vào đồng lương. Thời buổi lạm phát tăng cao, chúng tôi phải ăn cơm nguội đi làm để tiết kiệm những đồng tiền còm của mình. Bà có biết không?

Theo quan điểm của cá nhân tôi: "Với thời điểm áp dụng và mức tính thuế như Bộ Tài chính đề xuất thì đề án sửa luật lần này mới vừa đưa ra đã bị lạc hậu rồi".
0
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
GiadinhNet - Cũng như đề án thu phí giao thông của Bộ Giao thông Vận tải, dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đang chịu nhiều sức ép từ phía dư luận.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân 1_d1ab5
Người dân làm thủ tục nộp thuế tại Hà Nội. Ảnh: Chí Cường

Mức giảm trừ 6 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế với mức thuế suất bậc 1 đến 5% áp dụng từ năm 2014 đang bị cho là bất hợp lý.

Nhiều ý kiến phản đối

Tất cả các ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Thuế TNCN được đăng tải chính thức trên trang điện tử Bộ Tài chính đều cho rằng, dự thảo cần được sửa đổi để thiết thực hơn.

Mức giảm trừ 6 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 2,4 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc được cho là quá thấp và sẽ gây khó khăn cho người nộp thuế. Độc giả Phong Lan (email: phong_lan_vn2004@ yahoo. com) cho rằng: “Mức khởi điểm chịu thuế 6 triệu đồng và giảm trừ gia cảnh 2,4 triệu đồng là quá thấp. Đề nghị xem xét lại”.

Cho rằng mức giảm trừ 6 triệu đồng/tháng sẽ lạc hậu nếu áp dụng cho năm 2014 với tốc độ tăng giá cả hiện nay, nhiều ý kiến phản biện nếu áp dụng mức giảm trừ này thì cần sửa đổi sớm hơn. Độc giả Trần Đức Quý (9 Huỳnh Ngọc Điệp, phường 5, TP Cà Mau) góp ý: “Do dự thảo Luật phải thông qua Quốc hội trong năm nay (Kỳ họp sẽ diễn ra vào tháng 5 tới), đề nghị xem xét áp dụng Luật Thuế TNCN sửa đổi từ 1/1/2013 để phù hợp với các mức giảm trừ mới, đồng thời cũng có thời gian chỉnh sửa các phần mềm phục vụ kịp thời việc thực hiện Luật”.

Còn độc giả Lê Thanh Hùng (email: hung2050 lethanh @ yahoo.com) cho rằng, cần giảm mức thuế suất bậc 1 là 5% xuống và giãn bậc nộp thuế.

Độc giả Thân Nguyễn Doãn Bình (79 Ỷ Lan, Hiệp Tân, Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) góp ý thêm vào điều khoản bổ trợ cho phép điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh hàng năm để tránh lạc hậu. Theo độc giả này: “Mức giảm trừ gia cảnh tại khoản 1, Điều 19 và Biểu thuế luỹ tiến từng phần tại khoản 2, Điều 22 nên được Quốc hội rà soát và phê duyệt lại tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội hàng năm”.

Đồng thuận đến từ sự hợp lý

Trong các ý kiến đóng góp trực tiếp lên Bộ Tài chính, có nhiều mức giảm trừ được đề xuất. Chẳng hạn, với bản thân người nộp thuế, các mức giảm trừ được đề xuất là: 7,5 triệu đồng/tháng; 10 triệu đồng/ tháng… Các mức đề xuất này có thể dựa trên tính toán chi phí sinh hoạt thực tế của mỗi gia đình. Nó có thể là một số liệu tham khảo thực tế tốt, nhưng lại khó có được sự đồng thuận. Vì thế, mức đề xuất mới đây của Cục thuế TP Hồ Chí Minh, dựa trên GDP hay mức lương tối thiểu và áp dụng theo tỷ lệ như Luật Thuế TNCN hiện hành sẽ có cơ sở khách quan hơn. Theo đề xuất đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng. Một đề xuất rất đáng chú ý nữa của Cục Thuế thành phố, đó là nên giảm mức thuế suất bậc 1 từ mức 5% xuống còn 3%.

Theo văn bản góp ý của Cục thuế TP Hồ Chí Minh, hiện nay số người nộp thuế ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần chiếm đến 73% tổng số đối tượng nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Việc giảm mức thuế suất bậc 1 vì thế sẽ có ý nghĩa thiết thực nhằm giảm bớt gánh nặng cho đa số người nộp thuế, đặc biệt với những người có thu nhập phải chịu thuế ở những bậc thang đầu tiên. Việc giảm mức thuế suất ở những bậc thang đầu, bậc 1,2 cũng phù hợp với tiêu chí để người dân làm quen với thuế TNCN, một loại thuế dù sao cũng là mới ở nước ta.

Tăng mức giảm trừ gia cảnh và hạ mức thuế suất bậc 1 cũng chính là những đề xuất của nhiều chuyên gia kinh tế đã tham gia đóng góp vào dự thảo Luật Thuế TNCN sửa đổi. Với phần thuế thu nhập đánh vào tiền lương, tiền công, dù có đồng thuận hay không thì người nộp thuế cũng sẽ phải chịu khoản thuế này. Tuy nhiên, nếu sắc thuế tìm được sự đồng thuận của người dân trong việc nộp thuế thì sẽ vẫn tốt hơn là cưỡng ép.

Đề án thu phí giao thông của Bộ GTVT đã được sửa đổi theo hướng giảm bớt gánh nặng phí cho người dân. Dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều song có thể thấy đây là trường hợp hiếm hoi, một dự thảo đưa ra xin ý kiến sau đó sửa đổi khi dư luận phản đối. Liệu có một tiền lệ tốt được mở ra, liệu tinh thần tiếp thu cái đúng, cái hợp lý này có lan sang ban soạn thảo Luật Thuế TNCN?
Đắc Kiên
0
Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Mặc dù không có trong nội dung Tờ trình của Chính phủ, nhưng tại phiên thảo luận ở hội trường chiều 12.6, nhiều ý kiến của ĐBQH đề nghị QH miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) để giảm bớt khó khăn, gánh nặng cho người dân.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Qh11
ĐB Trần Thanh Hải (TP.HCM) phát biểu đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 đối với người làm công hưởng lương

ĐB Trương Thị Ánh (TP.HCM) cho rằng hiện nay do ảnh hưởng của giá cả nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, trong khi mức giảm trừ thuế TNCN còn thấp (hiện 4 triệu đồng cho bản thân người nộp thuế và 1,6 triệu đồng/người phụ thuộc - PV). Vì vậy, QH xem xét miễn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 như Nghị quyết số 08 của QH đã ban hành trong 2011.

Đồng tình với ý kiến của ĐB Ánh, ĐB Trần Thanh Hải (TP.HCM) nói: “Tôi tha thiết đề nghị QH nghiên cứu tiếp tục thực hiện chính sách như năm 2011 đã ban hành, chí ít chúng ta sẽ thực hiện được miễn thuế TNCN bậc 1 đối với những người công nhân lao động làm công hưởng lương, góp phần cho họ tiếp tục duy trì cuộc sống và một phần nào đó có thể thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp (DN)”. ĐB Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cũng đề nghị QH cần bổ sung thêm miễn thuế TNCN ở bậc 1 trong khi chờ đợi sửa đổi luật thuế, dù số tiền này khoảng 2.500 tỉ đồng nhưng bù lại có thể hỗ trợ kích thích tiêu thụ hàng hóa tồn kho, kích cầu tiêu dùng.

Khép lại phiên thảo luận, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Ủy ban Thường vụ QH sẽ sớm chỉ đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách này đối với kinh tế - xã hội, đối với tình hình cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 để hoàn chỉnh nghị quyết.
Nguồn Báo Thanh niên
0
Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, qua 3 năm thực hiện Luật, số thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có sự tăng trưởng khá: từ mức đạt 3,4% tổng số thu NSNN dù cho năm 2009 Quốc hội cho miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, miễn thuế cả năm đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, tăng lên khoảng 5,5% tổng thu NSNN vào năm 2011.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Bieu_d10

Không có trong đề xuất của Chính phủ, song nhiều ý kiến của các vị đại biểu đã đề nghị miễn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế này ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm 2012. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên vì người có thu nhập tới mức phải nộp thuế TNCN ở bậc 1 không phải là đối tượng khó khăn nhất, cần hỗ trợ hiện nay. Nếu miễn thuế cho các đối tượng này trong 6 tháng cuối năm 2012 sẽ giảm thu ngân sách nhà nước từ 1.900 - 2.000 tỷ đồng. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng luôn ở mức thấp, đồng thời từ tháng 5/2012, mức lương tối thiểu của người lao động đã được điều chỉnh tăng.

Để có thêm căn cứ xem xét, quyết định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến. Kết quả có 306/361 đại biểu tán thành và chỉ có 55/361 đại biểu (chiếm 15,24%) không tán thành việc miễn thuế.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Tncn-q10
Số người có thu nhập chịu thuế ở bậc 1 đang chiếm 73% nhưng phần thuế thu được chỉ chiếm tỷ trọng 10,06%

Tiếp thu ý kiến của đa số, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trong bối cảnh hiện nay, nên miễn thuế TNCN ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm 2012 vì: Mặc dù mức lương tối thiểu của người lao động đã được điều chỉnh tăng, song trên thực tế, vẫn còn ở mức rất thấp. Mặt khác, giá cả nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn ở mức cao và đời sống của các đối tượng thuộc diện nộp thuế đang gặp nhiều khó khăn. Việc cắt giảm tối đa chi tiêu đã đẩy nền kinh tế đứng trước tình trạng thiểu phát, sản xuất ngưng trệ. Vì vậy, giải pháp miễn thuế TNCN sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Mặt khác, theo ước tính, nếu miễn thuế TNCN đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế này ở bậc 1 trong 6 tháng cuối năm thì chỉ giảm thu khoảng 1.900 - 2.000 tỷ đồng, song việc miễn thuế sẽ tạo động lực kích thích tiêu dùng, qua đó góp phần tăng thu từ các khoản thuế khác, từ sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn bù đắp số hụt thu.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, việc miễn thuế TNCN, bên cạnh góp phần giải quyết một phần khó khăn về kinh tế còn mang ý nghĩa động viên lớn đối với người dân; thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc cùng góp sức giúp người lao động vượt qua khó khăn.

Ủy ban đề nghị thực hiện việc miễn thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế ở bậc 1 từ 1/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012. Trường hợp do miễn thuế TNCN dẫn đến giảm thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2012 mà vẫn phải bảo đảm chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định thì Chính phủ báo cáo Quốc hội theo Luật Ngân sách.
0
Thầy giáo làng
Thầy giáo làng Thành viên năng nổ
Bài viết : 69
Danh vọng : 9
Tham gia : 08/12/2011
Chiều 21/6/2012, Quốc hội đã đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân trong vòng 6 tháng cuối năm 2012 cho người đang nộp thuế ở bậc 1 với tỉ lệ ủng hộ là 95,79%.

Theo đó, các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 (có thu nhập tính thuế đến 5 triệu) sẽ được miễn thuế trong vòng 6 tháng cuối năm 2012. Điều này cũng có nghĩa là các cá nhân không có người phụ thuộc sẽ được miễn thuế nếu thu nhập của họ dưới 9 triệu đồng/ 1 tháng. Nếu có người phụ thuộc, ngưỡng chịu thuế cũng sẽ tính thêm phần giảm trừ gia cảnh.

Biểu thuế thu nhập cá nhân hiện hành

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Ttncn10
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Theo tờ trình chính thức của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế được đề nghị nâng từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc được nâng từ mức 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng/tháng.

Như vậy, những người chưa phải nộp thuế gồm người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, người có hai người phụ thuộc có thu nhập 16,2 triệu đồng/ tháng. Còn nếu có thu nhập 20 triệu đồng/tháng mà có một người phụ thuộc thì chỉ nộp 490 nghìn đồng/tháng (bằng 2,45% thu nhập chịu thuế).

Đồng thời với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh, dự thảo luật cũng bổ sung quy định mở để khi giá cả thị trường biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với biến động của giá cả.

Theo Chính phủ, mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/tháng tương đương 2,5 lần mức GDP bình quân đầu người năm 2014, đảm bảo tỷ lệ tương quan như khi Luật có hiệu lực thi hành năm 2009.

Còn khá nhiều phân tích khác được đưa ra để chứng minh cho sự cần thiết phải nâng mức giảm trừ gia cảnh khi sửa luật, song dường như vẫn chưa đủ thuyết phục.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân TTT-6cd52

Báo cáo ý kiến về dự án luật này của Tiểu ban Chính sách và thu ngân sách thuộc Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) cho hay, một số ý kiến cho rằng, việc nâng mức giảm trừ như vậy là cao, chưa đảm bảo tính hợp lý xét dưới cả góc độ kinh tế cũng như xã hội. Vì, sẽ thu hẹp số lượng người nộp thuế, làm sai lệch bản chất của thuế thu nhập cá nhân, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, không duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quá trình thực thi luật thời gian qua.

Cụ thể hơn, sẽ chỉ còn khoảng 1 triệu người phải nộp thuế thu nhập cá nhân (hiện nay là 3,87 triệu người), như vậy bản chất của thuế thu nhập cá nhân sẽ chuyển thành thuế thu nhập cao. Và đây sẽ là bước lùi trong việc thực hiện và ban hành chính sách. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu ngân sách.

Các phản biện tiếp theo được đưa ra là việc áp dụng giảm trừ gia cảnh cao sẽ làm mất ý nghĩa điều tiết thu nhập từ người có thu nhập cao. Bởi những người thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo luật hiện hành xét trên mặt bằng chung hiện nay đang là những người có thu nhập cao trong xã hội. Nếu giảm thuế đáng kể với những đối tượng này sẽ không mang nhiều ý nghĩa giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế nhưng lại dẫn đến giảm thu ngân sách.

Bên cạnh đó, mức giảm trừ mới cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tương quan với các nước trong khu vực. Khi quy mô các khoản trừ cho người nộp thuế và người phụ thuộc ở một số nước nhìn chung đều ở mức xung quanh một lần mức GDP bình quân đầu người, theo phân tích tại báo cáo của tiểu ban.

Những ý kiến chưa đồng thuận cũng cho rằng, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc chưa đảm bảo công bằng, hợp lý. Bởi thực tế cho thấy, có một bộ phận cán bộ công chức đang hưởng mức lương thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh (3,6 triệu đồng). Do vậy, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định mức giảm trừ gia cảnh thấp hơn mức đề xuất của dự thảo luật.

Về cách tính, đa số ý kiến của tiểu ban này tán thành với quy định mức giảm trừ gia cảnh theo số tuyệt đối như quy định hiện hành. Đồng thời cũng cho rằng quy định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo biến động giá cả là hợp lý, song Chính phủ cần nói rõ hơn căn cứ để đưa ra mức 20%.

Tại cuộc họp thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án luật mới đây, đa số ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh như đề nghị của Chính phủ là cao. 7 triệu đồng cho người nộp thuế và 2,8 triệu cho người phụ thuộc là các con số nhận được sự đồng tình ở cuộc họp này.

Trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay, dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận tại phiên họp thứ 11, bắt đầu từ sáng 12/9 tới đây.

Theo: vneconomy.vn
0
Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Trong khi tranh cãi về khởi điểm chịu thuế 7 hay 9 triệu của Chính phủ và Ủy ban Tài chính Quốc hội còn chưa ngã ngũ thì Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cả hai mức này mới chỉ đủ sống trong điều kiện hiện nay.

Dù không nhận được đồng thuận của Ủy ban Tài chính, Chính phủ hôm nay vẫn trình phương án nâng khởi điểm chịu thuế lên 9 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng. Thẩm tra tờ trình của Chính phủ chiều nay, Ủy ban Tài chính Ngân sách tiếp tục giữ quan điểm cho rằng đề xuất khởi điểm chịu thuế của Chính phủ là quá cao, không phù hợp với quan điểm động viên, điều tiết thu nhập của các cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi 7-9 triệu liệu có là quá cao? Theo ông, trước tiên cần phải so sánh với con số 1.050.000 đồng - mức lương tối thiểu. Bởi đây chính là mức thu nhập để đảm bảo có điều kiện sống. "Mức chúng tôi đưa ra đã trên 6 lần", ông nhấn mạnh để bảo vệ quan điểm mức đóng thuế từ 7 triệu là hợp lý.

Đơn cử, lương của một kỹ sư mới gia trường, cán bộ bậc đại học của Văn phòng Quốc hội nếu nhân hệ số 2,34 với mức lương tối thiểu thì mỗi tháng cũng chỉ có 2,7-2,8 triệu đồng mỗi tháng. Thêm 2% phụ cấp, thì con số này vẫn thấp so với mức Chính phủ đưa ra 3,6 triệu. "Chúng tôi đồng tình nâng mức khởi điểm chịu thuế nhưng nâng lên như Chính phủ thì sợ nhanh quá. Chúng ta sẽ phải bỏ ra 10.000 tỷ để thực hiện chính sách, trong khi còn bao nhiêu vấn đề xã hội phải giải quyết", ông nói.

Ủy ban Tài chính Ngân sách dẫn chứng, hiện có 51 triệu người có thu nhập nhưng có 12 triệu người phải kê khai và con số đến ngưỡng phải nộp thuế chỉ có 3,8 triệu. "Vậy 3,8/51 triệu người tương đương khoảng gần 10%, có nghĩa những người này ở nhóm cao, còn tất nhiên, nếu so với Trung Quốc, Mỹ thì chúng ta không so được", ông Hiển thẳng thắn.

Mặc dù đồng tình với lập luận của Ủy ban Tài chính ngân sách rằng mỗi công dân phải có trách nhiệm nộp thuế nhưng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần tính toán mức 7, 9 triệu đồng đã đủ sống chưa. "Trong hoàn cảnh kinh tế như hiện nay, mức 7 hay 9 triệu đã gọi là thu nhập cao chưa? Tôi áng cỡ Chính phủ đưa ra 9 triệu là chưa cao, chỉ đủ sống thôi. Bởi vậy nên bỏ một vài bậc giữa đi", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Lao-do11

Càng về giữa phiên, tranh luận về mức khởi điểm chịu thuế càng thêm nẩy lửa. Tạm thời chưa bình luận về mức thu nhập 7 hay 9 triệu đồng là cao, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội - cho rằng phải thẳng thắn thừa nhận từ nay đến năm 2015, Việt Nam chưa thể công bố được mức sống tối thiểu. Bà đưa ra những dẫn chứng kể từ khi áp dụng Luật thuế TNCN từ năm 2009. "Từ năm 2009, chúng ta liên tục gặp khó khăn, năm nay mới bắt đầu lạm phát một con số. Như vậy, khi CPI tăng cao thì thu nhập thực tế của người dân bị giảm sút, lương hoàn toàn giảm sút theo thực tế. Lương có tăng lên thì không đủ sức bù đắp lạm phát", bà Trương Thị Mai phân tích.

Bà Mai nói thêm: "Trong điều kiện này thì căn cứ để quy định mức thuế TNCN này sẽ như thế nào. Đề nghị Chính phủ và Ủy ban Tài chính Ngân sách cùng tính toán lại".

Ủng hộ quan điểm của Chính phủ, ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nhìn nhận, số chịu thuế chiếm 10% người có thu nhập và "không thể gọi như thế là ít". Bởi các con số ở đây khi đánh giá cần dựa trên nền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam phát triển chưa bền vững và mới thoát khỏi các nước có thu nhập thấp do đó, nhu cầu tối thiểu của người dân càng ngày càng tăng.

Đa số các đại biểu phản bác đề xuất giới hạn chỉ giảm trừ gia cảnh cho tối đa 2 người phụ thuộc. Theo ông Hằng, không nên cứng nhắc chỉ cho phép 2 người phụ thuộc như vậy vì khi nuôi dưỡng ai thì cũng phải giảm trừ cho người đấy. Phó chủ tịch Kim Ngân cũng đặt vấn đề này để tránh chuyện "nuôi bố mẹ thì thôi nuôi con, nuôi con thì thôi nuôi bố mẹ". Sau cùng, cuối phiên họp, Ủy ban Thường vụ đã đi đến thống nhất không giới hạn số lượng người phụ thuộc khi tính giảm trừ gia cảnh.

Kiên quyết bảo lưu quan điểm, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển thẳng thắn: "Cần xác định rõ đây là thuế thu nhập cao hay đây là Thuế TNCN. Chúng tôi đồng tình nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập lên nhưng nâng lên cao đến 9 triệu như Chính phủ đề xuất thì sợ nhanh quá". Người đứng đầu Ủy ban Tài chính Ngân sách khẳng định lo ngại việc này sẽ khiến ngân sách bị ảnh hưởng nhiều trong khi đất nước còn nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết.

Ngược lại, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thì không đặt nặng lo ngại như ông Hiển. "Nếu Chính phủ cảm thấy nâng được mức khởi điểm lên 9 triệu mà không ảnh hưởng đến ngân sách thì tôi hoan nghênh. Chúng ta có nhiều việc để tiết kiệm, nhiều cách để huy động, hàng trăm nghìn tỷ đồng chúng ta cũng có thể huy động được do đó không nên lấy chuyện này ra để hẹp hòi tính toán", ông Nguyễn Văn Hiện phát biểu.

Sau những tranh cãi gay gắt về hai phương án tính mức khởi điểm chịu thuế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định tạm thời chưa chốt 7 hay 9 triệu đồng. "Tuy nhiên, tôi thấy cần phải tính toán thêm mức 7 hay 9 triệu đồng, mức nào là hợp lý. Quan trọng nhất là phải nâng mức khởi điểm lên để cho Luật này sống được 3 năm", ông Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.

Khép lại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: "Cả cơ quan soạn thảo Luật lẫn cơ quan thẩm tra đều trên tinh thần nhiệm vụ được giao. Đa số nghiêng về phương án của Chính phủ - tính mức khởi điểm chịu thuế từ 9 triệu đồng. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ chưa chốt phương án nào và sẽ cùng với 2 bên xác định lại", bà Kim Ngân kết luận.

Theo tờ trình Chính phủ tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ sửa đổi 3 nội dung chính là mức giảm trừ gia cảnh; phạm vi, đối tượng chịu thuế và kỳ tính thuế, quyết toán thuế

Với nội dung thứ nhất, Chính phủ vẫn đề xuất sửa đổi theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng mỗi tháng hiện nay lên 9 và và 3,6 triệu đồng. Bộ Tài chính cho biết mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, mức thu nhập, chi tiêu trung bình của xã hội, tiền lương tối thiểu và bằng khoảng 2,5 lần GDP bình quân đầu người tại thời điểm Luật có hiệu lực năm 2009. So với các nước trong khu vực1 , mức giảm trừ gia cảnh của Việt Nam tuy có tỷ lệ cao hơn (bằng khoảng 1,7 lần GDP bình quân đầu người năm 2011) nhưng do thu nhập bình quân đầu ở Việt Nam còn thấp nên mức giảm trừ gia cảnh về số tuyệt đối còn thấp.

Từ năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao làm ảnh hưởng đến đời sống người nộp thuế. Vì vậy, Chính phủ đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh để thực hiện việc giảm tỷ lệ động viên thuế, phí trên GDP theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, đảm bảo tính ổn định của chính sách cho giai đoạn sau năm 2014 và để có sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.

Cùng với việc tăng mức giảm trừ gia cảnh, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định “mở” quyền chủ động điều chỉnh nếu giá cả thị trường biến động trên 20%. Bộ Tài chính cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh này cũng tương đương khoảng 2,5 lần GDP dự tính tại thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực.

Bộ dự kiến với mức điều chỉnh giảm trừ gia cảnh này, mức điều tiết thuế được giảm ở tất cả các bậc và dự kiến Luật có hiệu lực từ 01/7/2013 thì dự kiến số giảm thu ngân sách 6 tháng cuối năm 2013 khoảng 5.200 tỷ đồng và giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng 13.350 tỷ đồng.

Nguồn vnexpress.net
0
Thầy giáo làng
Thầy giáo làng Thành viên năng nổ
Bài viết : 69
Danh vọng : 9
Tham gia : 08/12/2011
Theo nghị trình, dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua ngay tại kỳ họp thứ 4 diễn ra vào trung tuần tháng 10 tới.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Thue-t10
Thuế thu nhập cá nhân cần phải tính toán trên cơ sở toàn bộ nhu cầu thiết yếu của người dân, phù hợp với truyền thống đạo lý văn hóa Việt Nam, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ
Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng cho người nộp thuế của Chính phủ ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân đã gần hiện thực hơn khi cơ bản đạt được sự nhất trí của cơ quan thẩm tra tại phiên họp ngày 25/9.

Như vậy, đã không còn sự khác biệt lớn từng gây tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều về nội dung được quan tâm nhất của dự án luật này. Khi thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị mức giảm trừ gia cảnh thấp hơn mức đề nghị của Chính phủ, với 7 triệu đồng cho người nộp thuế và 2,8 triệu đồng cho người phụ thuộc (Chính phủ đề nghị 3,6 triệu đồng).

Có thể vẫn sẽ còn tranh cãi về nhiều điểm sửa đổi của dự án luật đã và đang gây tranh luận này. Một phương án được nhiều người kỳ vọng là ở kỳ họp tới, Quốc hội chấp nhận đề xuất của Chính phủ thì khi luật có hiệu lực (đề nghị của cơ quan thẩm tra là từ 1/7/2013) người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, người có hai người phụ thuộc có thu nhập 16,2 triệu đồng/tháng vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Còn nếu có thu nhập 20 triệu đồng/tháng mà có một người phụ thuộc thì chỉ nộp 490 nghìn đồng/tháng (bằng 2,45% thu nhập chịu thuế).
0
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Tại buổi họp góp ý dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức chiều 19-10, nhiều đại biểu cho rằng nên xem xét lại thời điểm áp dụng, thay vì chờ đến tháng 7-2013.

Hầu hết ý kiến đều cho rằng nên áp dụng sớm Luật thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) thay vì phải chờ đến tháng 7-2013.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Ttncn10
Gia đình chị Nguyễn Thanh Vân và anh Nguyễn Văn Hòa (Hà Nội) có hai con trai đang học lớp 2 và lớp 5. Thu nhập của hai anh chị khoảng 6-8 triệu đồng nên cuộc sống hết sức chật vật

Nhiều đại biểu cho rằng thuế TNCN hiện nay chỉ mới “nắm người có tóc”, chủ yếu là những người làm công ăn lương với thu nhập ổn định mà chưa có phương án điều tiết thu nhập của những đối tượng khác để tạo sự công bằng trong xã hội...

Nên áp dụng từ tháng 1-2013

Ông Trần Hiếu Liêm, phó Phòng lao động, tiền lương - tiền công Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, băn khoăn về thời điểm áp dụng Luật thuế TNCN sửa đổi. “Mỗi lần điều chỉnh tăng lương là chỉ số giá tiêu dùng tăng theo, trong khi đó đến tháng 7-2013 Luật thuế TNCN sửa đổi mới có hiệu lực thì trượt giá đã tăng cao so với thời điểm hiện tại. Nên xem xét lại lộ trình áp dụng Luật thuế TNCN sửa đổi sao cho phù hợp. Trường hợp áp dụng thời điểm tháng 7-2013 thì nên nâng mức giảm trừ lên 10 triệu đồng thay cho mức đề xuất 9 triệu đồng/người/tháng cho phù hợp” - ông Liêm nói.
Ông Trần Du Lịch, phó Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cũng cho rằng thời điểm áp dụng mức giảm trừ mới nên ngay từ tháng 1-2013 thay vì đợi đến tháng 7-2013. Theo ông Lịch, không có gì khó khăn đến mức phải dời đến tháng 7-2013 mới áp dụng vì đây không phải là luật mới. Hơn nữa, nếu áp dụng vào đầu năm sẽ dễ tính toán hơn cho cơ quan quản lý, người lao động cũng bớt phần nào khó khăn. Ngoài ra, biểu thuế lũy tiến từng phần nên rút lại còn sáu bậc và nới rộng các bậc thuế để giảm bớt việc điều tiết thuế.

“Một trong những điều khiến tôi băn khoăn nhất hiện nay là vấn đề thu thuế, vì cuối cùng chúng ta chỉ thu được thuế TNCN của người làm công ăn lương, trong đó có số đông những người làm trong những lĩnh vực nặng về chất xám, nhất là ngành khoa học kỹ thuật hoặc giữ các chức vụ cao ở các tập đoàn nước ngoài. Việc điều tiết thuế ở bậc 7 với mức 35% vô tình làm cho họ mất động lực phấn đấu. Trong khi đó người kinh doanh hoặc làm các nghề lao động tự do thu nhập rất cao nhưng cơ quan thuế lại không điều tiết thuế được. Nhiều người phản ảnh với tôi là họ làm trong các tổ chức quốc tế, được mua bảo hiểm quốc tế, được chi phí đi học cho con... nhưng các khoản này vẫn bị tính là thu nhập rồi điều tiết ở mức rất cao” - ông Trần Du Lịch nói.

Ông Vũ Huy Hoàng (Bình Chánh) cho rằng chính sách thuế chủ yếu đánh vào cán bộ viên chức, người làm công ăn lương chứ những đối tượng khác chưa quản lý hết được. Ông kiến nghị cơ quan quản lý có biện pháp điều tiết thu nhập những đối tượng khác để tạo sự công bằng xã hội, thay vì chỉ tập trung vào số ít “người có tóc” như hiện nay. “Trượt giá từ năm 2007 đến nay là hơn 40%. Quốc hội nên xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sớm. Thực tế như vậy, bây giờ mới có dự thảo, vậy thì bao giờ thông qua và áp dụng cho kịp với biến động thực tế?” - ông Vũ Huy Hoàng đặt vấn đề. Ông cũng kiến nghị do đặc thù chi phí sinh hoạt ở TP.HCM và Hà Nội quá cao nên cho hai địa phương này cơ chế giảm trừ riêng thay vì đánh đồng một mức như hiện nay.

Nên giãn bậc thuế

Bà Trịnh Thị Thu Thủy, trưởng phòng thuế TNCN Cục Thuế TP.HCM, cho rằng biểu thuế lũy tiến từng phần hiện nay quá dày nhưng tờ trình sửa đổi luật lần này không thấy đề cập việc sửa đổi. Bà Thủy kiến nghị nên bỏ bậc 7 biểu thuế lũy tiến từng phần, đồng thời kéo giãn các bậc thuế còn lại và hạ bậc 1 biểu thuế lũy tiến xuống mức 3% để mức điều tiết thuế không tăng quá nhanh.

Giảm trừ chưa đủ nuôi con

Tại buổi góp ý dự thảo cũng có nhiều ý kiến về mức giảm trừ cho người phụ thuộc. Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên, phó trưởng phòng bình đẳng giới Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, cho rằng mức giảm trừ cho người phụ thuộc theo đề xuất (3,6 triệu đồng/người phụ thuộc/tháng) là hơi thấp, không đủ để lo các khoản ăn, học, giải trí... cho con. Tương tự, ông Trần Hiếu Liêm cho rằng nên nâng lên bằng khoảng 50% mức giảm trừ cho người lao động, tức khoảng 4,5 triệu đồng, mới đảm bảo chăm lo cho người phụ thuộc trong điều kiện hiện nay. Theo ông Vũ Huy Hoàng, nhu cầu chi xài của con cái còn cao hơn người trưởng thành vì đủ thứ chi phí như tiền học chính thức, học thêm và còn bao nhiêu chi phí khác.

Về quy định sẽ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi mức trượt giá cộng dồn vượt quá 20%, nhiều đại biểu cho rằng nên quy định cụ thể hơn. Cụ thể khi trượt giá biến động quá 20% thì trong thời gian bao lâu sẽ nâng mức giảm trừ gia cảnh chứ không nên quy định chung chung. Theo bà Huỳnh Thị Ngọc Liên, để đơn giản và tránh việc mức giảm trừ gia cảnh bị lạc hậu trượt giá, nên căn cứ theo số lần của lương tối thiếu để khi lương tối thiểu tăng thì mức giảm trừ cũng được tăng theo. Chứ nếu đặt ra hướng sẽ điều chỉnh khi trượt giá quá 20%, chắc chắn sẽ có độ trễ khi điều chỉnh, người lao động sẽ bị thiệt thòi.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu cho rằng hiện nay cơ quan quản lý chỉ mới tận thu các nguồn dễ thu, trong khi có những nguồn thu rất lớn khác như bất động sản chưa quản lý được. Bà Đoàn Thị Từ Vi Tử, đại diện Chi cục Thuế Q.7, cho rằng Luật thuế TNCN trước đây chưa bao quát được các trường hợp thực tế có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản dưới hình thức khác như làm hợp đồng ủy quyền, cho tặng. Do vậy việc sửa đổi quy định thuế TNCN với chuyển nhượng bất động sản theo hướng điều tiết các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản là hợp lý.

ÁNH HỒNG
0
Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Sáng 26/10/2012, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trình Quốc hội dự án luật Sửa đổi, bổ sung luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Nội dung mấu chốt nhất, đó là mức khởi điểm chịu thuế được Chính phủ đề xuất nâng từ 4 lên 9 triệu đồng và mức giảm trừ 3,6 triệu đồng/tháng.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân 20121026101519_vdhue261012
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: Giảm thuế TNCN để chia sẻ khó khăn với nhân dân trong bối cảnh lạm phát


Dự thảo luật cũng bổ sung quy định “mở” để khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động giá cả.

Dù tán thành đề xuất của Chính phủ, nhưng UB Tài chính - Ngân sách cảnh báo một số "hệ quả" tác động nguồn thu ngân sách.

Chủ nhiệm UB Phùng Quốc Hiển cho hay việc nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ làm thay đổi mục tiêu ban đầu của luật Thuế TNCN do Quốc hội khóa 12 thông qua là “số người nộp thuế từng bước được tăng lên, ngày càng nhiều người có thu nhập từ mức trung bình trở lên trong xã hội có cơ hội làm quen dần với sắc thuế này và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đất nước, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước”.

Ông Hiển nói, cả nước hiện có 3,87 triệu người phải nộp thuế TNCN (chỉ chiếm 4,4% dân số). Nếu nay sửa đổi luật theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh, sẽ chỉ còn khoảng 1 triệu người phải nộp thuế, giảm quá lớn so với hiện nay và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số người có thu nhập.

Tương tự, số lượng hộ kinh doanh cá thể thuộc diện nộp thuế TNCN cũng giảm khá lớn. Nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng khá lớn: năm 2013 giảm khoảng 5.200 tỷ đồng; 2014 giảm 13.350 tỷ đồng, sẽ làm giảm nguồn lực để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách.

Giảm thuế để chia sẻ khó khăn

Để thuyết phục Quốc hội, Bộ trưởng Vương Đình Huệ phân tích, theo mức giảm trừ gia cảnh mà Chính phủ đề xuất, mức giảm trừ 9 triệu đồng/tháng tương đương 2,5 lần mức GDP bình quân đầu người năm 2014, bảo đảm tỷ lệ tương quan như khi luật có hiệu lực thi hành năm 2009. Mức này cũng đảm bảo cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người vào thời điểm năm 2014 và các năm sau.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân 20121026103120_quochoi261012

Ông Huệ cho hay, trong bối cảnh lạm phát ở mức cao, đời sống còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp thì việc nâng mức giảm trừ gia cảnh thể hiện sự chia sẻ của Nhà nước với nhân dân.

Mức điều tiết thuế được giảm ở tất cả các bậc, toàn bộ người nộp thuế ở bậc 1 hiện nay sẽ không còn phải nộp thuế, 72% số người đang nộp ở bậc 2 sẽ được chuyển sang nộp ở bậc 1, tương tự mức điều tiết giảm ở tất cả các bậc còn lại. Việc sửa đổi các mức thuế suất và độ giãn cách giữa các bậc thuế của biểu thuế hiện hành không cần phải đặt ra.

Chính phủ cũng cho rằng phương án trên đơn giản trong triển khai thực hiện nên có điều kiện áp dụng sớm hơn, dự kiến có thể từ 1/7/2013.


Lương 20 triệu chỉ phải nộp thuế 490 nghìn/tháng

Nếu đề xuất của Chính phủ được Quốc hội thông qua, người độc thân có thu nhập 9 triệu đồng/tháng chưa phải nộp thuế, người có 2 người phụ thuộc có thu nhập từ 16,2 triệu đồng/tháng trở xuống chưa phải nộp thuế; người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có 1 người phụ thuộc chỉ nộp thuế 490 nghìn đồng/tháng (bằng 2,45% thu nhập chịu thuế), nếu có 2 người phụ thuộc thì số thuế nộp chỉ 190 nghìn đồng/tháng.


Linh Thư - Ảnh: Minh Thăng
0
Thầy giáo làng
Thầy giáo làng Thành viên năng nổ
Bài viết : 69
Danh vọng : 9
Tham gia : 08/12/2011
Sáng ngày 22/11/2012, với 444 phiếu thuận, đạt tỷ lệ 89,16% tổng số đại biểu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định mới, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh được nâng lên khá nhiều so với mức hiện hành. Cụ thể, cá nhân thu nhập 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) trở lên mới phải đóng thuế (so với mức 4 triệu đồng/tháng hiện nay) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (hiện là 1,6 triệu đồng/tháng).

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Luật cũng quy định mức thuế suất cao nhất là 35% dù trước đó có ý kiến đề nghị giảm xuống 30%. UBTVQH lập luận, việc giữ nguyên mức thuế suất hiện hành là bảo đảm tính hợp lý, thể hiện đúng bản chất điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân. Bởi, người nộp thuế ở mức 35% hầu hết là người có thu nhập rất cao (thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng). Theo tính toán của Chính phủ, sau khi áp dụng luật thuế mới, số người nộp thuế sẽ giảm từ 3,87 triệu người hiện nay xuống còn 1 triệu người.
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Các bạn có thể tải Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2012 tại đây.
avatar
hungbn Thành viên năng nổ
Bài viết : 56
Danh vọng : 9
Tham gia : 31/10/2012
Bất bình đẳng

Gánh nặng thuế thu nhập cá nhân đang đè lên vai những công chức, viên chức, người lao động khi họ đi tiên phong trong việc công khai lương, minh bạch thưởng qua tài khoản ngân hàng.

Những khoản tiền từ đồng lương ít ỏi hằng tháng, từ khoản thu nhập bằng những giờ lên lớp, ngồi hội đồng khoa học, làm việc cật lực trong các công ty... đều được tính thuế đầy đủ để tăng nguồn thu cho ngân sách, cho an sinh, phúc lợi xã hội.

Thế nhưng, luật Thuế thu nhập cá nhân kể từ khi xây dựng, qua 2 lần chỉnh sửa và 5 năm thực thi cho đến nay vẫn chưa đảm bảo được sự công bằng cho những người đóng góp chính đáng ấy, bỏ sót các đối tượng còn đang giấu thu nhập, không công khai các khoản thu vãng lai rất cao, thậm chí là khổng lồ của mình.

Một tiến sĩ kinh tế chia sẻ, ông rất sẵn lòng khi đóng góp ngân sách gần 10 triệu đồng tiền thuế mỗi tháng. Đó là tiền ông kiếm được từ lương 8 triệu đồng/tháng, tiền đứng lớp, tiền ngồi hội đồng khoa học, chấm thi, coi thi… Thế nhưng, điều khiến ông cảm thấy thất vọng nhất là nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu hiện nay thu nhập từ tiền cát sê một buổi diễn lên tới cả trăm triệu đồng; hay như các bác sĩ khám bệnh tư thu vài trăm triệu đồng/tháng nhưng ngành thuế không thể chạm đến. Phần vì họ cố tình không kê khai thu nhập, nhưng phần chính là cơ quan thuế không quyết tâm, không có giải pháp tốt để thu những đối tượng này.

Một chuyện khiến vị tiến sĩ trên cũng như nhiều người đang công khai thu nhập và đóng thuế cảm thấy phiền lòng chính là những thủ tục quyết toán thuế quá rườm rà, phức tạp, thậm chí phiền nhiễu. Mỗi năm, dòng người xếp hàng làm thủ tục quyết toán thuế cứ dài thêm. Thế nhưng, tại khắp các điểm làm quyết toán của cơ quan thuế, hầu như không có hướng dẫn cụ thể về mẫu kê khai, nếu có cũng rất sơ sài, không dễ để người dân áp dụng. Nhiều cán bộ thuế trước áp lực của công việc, hướng dẫn không đến nơi đến chốn khiến người nộp thuế chạy đi chạy lại nhiều lần, khai đi khai lại hồ sơ. Nhiều người vì quá chán nản bỏ tiền hoàn thuế, số khác thì vẫn phải cố vật vã xếp hàng vì sợ nộp muộn sẽ bị phạt.

Người dân sẽ khó chấp nhận một bộ luật Thuế từ khi còn trong bào thai đã có quá nhiều ý kiến không đồng tình về sự lạm thu, phức tạp, khó hiểu; sự hướng dẫn thiếu trách nhiệm của cơ quan tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Và trên hết, những người đang công khai minh bạch thu nhập vẫn cứ bị thiệt thòi nhiều nhất khi luật thuế vẫn chỉ “đánh” vào những người có tóc.

Nguồn: Thanh niên
avatar
hungbn Thành viên năng nổ
Bài viết : 56
Danh vọng : 9
Tham gia : 31/10/2012
Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi: Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng?

Trong khi dư luận đang nóng lên với việc hàng loạt nghệ sĩ có tên tuổi nhiều năm qua đóng thuế thua người làm công ăn lương thì Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7 tới tiếp tục đặt trọng tâm thu thuế thu nhập cá nhân vào đối tượng làm công ăn lương.Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi: Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng?

Theo dự thảo nghị định và thông tư hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, người lao động thời vụ hoặc có thu nhập ở nơi thứ hai trở lên, sinh viên làm thêm... cứ có thu nhập 1 triệu đồng trở lên vẫn bị khấu trừ 10% dù từ ngày 1-7 tới mức giảm trừ của người nộp thuế đã được nâng lên 9 triệu đồng/tháng, còn người phụ thuộc được tăng lên mức 3,6 triệu đồng.

Tính toán đơn giản cũng thấy được rằng ứng với mức giảm trừ mới từ ngày 1-7, người lao động phải có thu nhập trên 108 triệu đồng/năm chưa kể người phụ thuộc mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1, với tỉ lệ khấu trừ 5%. Còn mức khấu trừ 10%, tương đương với người có thu nhập ở bậc 2, tức phải trên 14 triệu đồng/tháng trở lên, tương đương 168 triệu đồng/năm trở lên chưa tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

Trong khi thực tế số người thu nhập vãng lai có thu nhập đến mức này rất ít vì đa số lao động vãng lai có thu nhập thấp và không thường xuyên. Nếu cứ chặn trừ trước 10% mỗi khoản thu nhập trên 1 triệu đồng để đảm bảo chắc ăn thu được thuế thì sẽ thiệt thòi cho người làm công ăn lương vì thu nhập ít, không đủ sống nhưng một phần thu nhập lại bị chiếm dụng suốt một năm. Cuối năm lại phải vất vả đi hoàn thuế.

Cụ thể, theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, phần lớn hồ sơ có số tiền hoàn rất ít, thậm chí có trường hợp số thuế hoàn chỉ hơn 20.000 đồng. Còn nhiều nhất là những hồ sơ có số thuế hoàn chỉ vài trăm nghìn đồng. Sự tính toán chi li của nhà làm chính sách không chỉ làm khổ người lao động nghèo mà còn tạo ra sự quá tải mỗi kỳ quyết toán. Cơ quan thuế thay vì tập trung quản lý nguồn thu lại mất nhiều tháng trời tập trung hoàn thuế cho người lao động. Năm nay, số hồ sơ xin hoàn thuế tại Cục Thuế TP.HCM tính đến đầu tháng 4 đã vượt con số 6.000 và vẫn chưa dừng lại. Trước đó, kỳ quyết toán thuế năm 2011 có đến 10.000 người xin hoàn thuế thu nhập cá nhân, gấp hơn ba lần so với năm 2010.

Cơ quan thuế than chỉ giải quyết bấy nhiêu hồ sơ đã mất vài tháng, không có lực lượng và thời gian để quản lý đối tượng thu nhập cao hơn như: ca sĩ, diễn viên, MC, bác sĩ... - những người mà số thuế thu nhập cá nhân mỗi năm lên đến vài trăm triệu đồng. Nếu giảm bớt số hồ sơ hoàn thuế, lực lượng cơ quan thuế sẽ tập trung thu các đối tượng trên, vừa ít tốn thời gian vừa mang lại số thu cao hơn.

Giải quyết bất cập này, theo các chuyên gia, chỉ nên áp dụng mức thu 5% thu nhập với lao động vãng lai. Nếu chẳng may những đối tượng này không quyết toán để nộp thêm thì cũng chỉ “lọt sàng xuống nia”, chẳng đáng là bao. Đằng này lúc nào cơ quan quản lý cũng lo sót thuế nên tìm mọi cách tận thu người làm công ăn lương, trong khi bỏ bẵng các đối tượng có thu nhập rất cao khác. Nếu tình trạng này kéo dài chẳng khác nào “bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng”, dẫn đến tâm lý ức chế nơi người tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế.

Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho rằng trước đây mức khấu trừ thuế dành cho người có thu nhập vãng lai là 1 triệu đồng, tương đương 1/4 mức khởi điểm chịu thuế, nay mức khởi điểm chịu thuế tăng lên 9 triệu thì nên nâng mức khấu trừ lên 3 triệu đồng, như vậy số người thuộc diện hoàn thuế sẽ giảm mạnh. Khi đó, không chỉ đỡ khổ cho người nộp thuế mà cơ quan thuế cũng có thời gian tập trung vào chuyên môn thay vì phải lo giải quyết chuyện hoàn thuế.

Nguồn: Tuổi trẻ
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Hàng triệu người không phải nộp thuế TNCN từ 1.7.2013

Từ ngày 1.7, Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, chính thức nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế lên 9 triệu đồng và cho một người phụ thuộc lên 3,6 triệu đồng.

Ngay trong tuần này Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định hướng dẫn.

Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Ho-so-10
Người nộp thuế sẽ được giảm bớt gánh nặng trong điều kiện khó khăn hiện nay - Ảnh: Ngọc Thắng

Trên 9 triệu đồng/người/ tháng mới phải nộp thuế

Trao đổi với Thanh Niên chiều 25.6, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Nguyễn Văn Phụng cho biết mọi công việc chuẩn bị để triển khai luật thuế mới đã cơ bản hoàn thành. Đặc biệt, ngay trong tuần này Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định thông tư hướng dẫn và sau đó Bộ Tài chính cũng sẽ ban hành thông tư hướng dẫn.


Bổ sung khoán tỷ lệ thuế khi trúng thưởng từ Casino

Theo quy định của luật hiện hành thì cá nhân trúng thưởng ở casino phải nộp thuế TNCN đối với phần vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần trúng thưởng. Tuy nhiên, việc xác định thu nhập từ trúng thưởng trong casino, trò chơi điện tử khó thực hiện. Vì vậy, nghị định bổ sung, trường hợp casino không xác định được thu nhập chịu thuế của người trúng thưởng thì áp dụng theo phương thức khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ khoán trên tổng số tiền trả lại cho khách và giao Bộ Tài chính khảo sát thực tiễn để quy định cụ thể tỷ lệ khoán.

Về cơ bản, luật mới chỉ sửa 6 trên 35 điều nhưng lại là những điểm then chốt, quan trọng. Thứ nhất, giảm mức đóng góp thuế thông qua việc nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) cho người nộp thuế từ 4 lên 9 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, cấp dưỡng từ 1,6 lên 3,6 triệu đồng/người/tháng. “Với mức giảm trừ này thì một cá nhân có 1 người phụ thuộc, với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng, trước đây nộp thuế 220.000 đồng/tháng thì nay sẽ không phải nộp”, ông Phụng giải thích. Bên cạnh đó, nếu trước kia thu nhập bình quân để xác định người phụ thuộc ở mức 500.000 đồng/tháng, thì nay được nâng lên 1 triệu đồng/tháng.

Cũng liên quan đến người phụ thuộc, lần đầu tiên Tổng cục Thuế sẽ cấp mã số thuế (MST) cho đối tượng này. Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) - Tổng cục Thuế, cho biết Tổng cục Thuế sẽ cấp MST tự động cho người phụ thuộc kể từ ngày 1.7.2013 dựa trên thông tin đăng ký GTGC của người nộp thuế.

Người nộp thuế chỉ phải đăng ký giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc 1 lần trong suốt thời gian tính GTGC và chỉ đăng ký lại khi có sự thay đổi về người phụ thuộc và thay đổi nơi làm việc. Theo bà Lan, với những trường hợp nào không đăng ký MST mới cho người phụ thuộc từ 1.7 sẽ không được GTGT, riêng các trường hợp đã đăng ký từ trước khi luật mới có hiệu lực thì được tiếp tục tính GTGC cho đến khi được cơ quan thuế cấp MST.

Nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế


Ủy quyền BĐS, phát sinh thu nhập phải chịu thuế

Theo quy định hiện hành, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (BĐS) được chọn 2 hình thức nộp thuế: Thứ nhất, áp thuế suất 25% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng BĐS hoặc áp thuế suất 2% trên tổng giá trị chuyển nhượng. Luật mới bổ sung thêm các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng BĐS dưới mọi hình thức cũng phải chịu thuế. Đặc biệt quy định rõ trường hợp chuyển nhượng BĐS dưới hình thức ủy quyền mà người được ủy quyền có cả quyền cho tặng, chuyển nhượng... có phát sinh thu nhập cũng phải chịu thuế TNCN. Riêng BĐS do thừa kế, quà tặng từ các đối tượng quan hệ trong gia đình như vợ chồng, cha con... được miễn thuế.

Theo thông tin mới nhất do ông Phụng cho biết, tại nghị định mới sắp được ban hành sẽ hướng dẫn chi tiết một loạt khoản phụ cấp, trợ cấp mang tính chất đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ xã hội, bù đắp sẽ được loại ra khi tính thu nhập chịu thuế. Cụ thể, đó là trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về người có công, đối tượng tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc; phụ cấp quốc phòng an ninh; phụ cấp độc hại nguy hiểm; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi…

Bên cạnh đó, để khuyến khích và tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành Quỹ hưu trí tự nguyện, nghị định cho phép cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế đối với khoản đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mức đóng tối đa không quá 1 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm). Đồng thời, miễn thuế đối với khoản tiền lương hưu mà cá nhân sẽ nhận được từ quỹ này chi trả hằng tháng. “Với mức này người nộp thuế không có người phụ thuộc nếu tham gia đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ được GTGC lên đến 10 triệu đồng/tháng. Đối với người nộp thuế có người phụ thuộc thì mức giảm trừ, tức số tiền được trừ ra không phải tính thuế sẽ còn cao hơn”, ông Phụng giải thích thêm.

Để tránh trường hợp các cá nhân vô hình trung vi phạm pháp luật vì không khai quyết toán thuế do không muốn hoàn thuế (vì số tiền quá nhỏ chẳng hạn), nghị định sửa theo hướng, trong các trường hợp: cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp hằng quý mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc trừ thuế vào kỳ sau; cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương phát sinh thường xuyên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng/tháng đã được đơn vị chi trả khấu trừ thuế tại nguồn nếu không có nhu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Nguồn: Thanh niên
avatar
hungbn Thành viên năng nổ
Bài viết : 56
Danh vọng : 9
Tham gia : 31/10/2012
Các bạn có thể tải Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân về tại đây.
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Sẽ giảm thu khoảng 5.200 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân
Ngày 23-8-2013, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính - cho biết vừa ký thông tư hướng dẫn chi tiết nghị định 65 về thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, từ ngày 1-7, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, và người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Như vậy, sáu tháng đầu năm 2013, mức giảm trừ cho người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng, còn từ ngày 1-7 tính mức giảm trừ 9 triệu đồng/tháng với người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc. Tổng cục Thuế ước tính số tiền thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2013 sẽ hụt khoảng 5.200 tỉ đồng so với mức giảm trừ cũ.

Theo quy định, người nộp thuế và người phụ thuộc được giảm trừ khi có mã số thuế. Cơ quan thuế sẽ chủ động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. Người nộp thuế chỉ phải đăng ký giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh. Và người nộp thuế chỉ phải đăng ký lại khi thay đổi người phụ thuộc và thay đổi nơi làm việc.

Nguồn: Tuổi trẻ
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Những điểm mới đáng lưu ý
Luận bàn về Luật Thuế thu nhập cá nhân Trinht10
Bà Trịnh Thị Thu Thủy
Ngoài những thay đổi về mức chiết trừ gia cảnh (đối với người nộp thuế trừ 9 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng), luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi còn có nhiều điểm đáng lưu ý.

Trả lời Thanh Niên về những điểm mới này, bà Trịnh Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TP.HCM, cho biết:

Trước đây, quy định chỉ cho phép khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại VN được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thì nay người VN đi làm việc ở nước ngoài cũng được trừ theo mức ghi trên hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động. Trước đây, khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động (NLĐ) về phép mỗi năm một lần áp dụng cho người nước ngoài thì nay cũng được áp dụng cho NLĐ VN làm việc ở nước ngoài. Các khoản học phí cho con của người VN đang làm việc ở nước ngoài hoặc tại nước ngoài từ mầm non đến trung học phổ thông cũng được trừ trước khi tính thu nhập chịu thuế. Khoản hỗ trợ của tổ chức trả thu nhập cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân NLĐ và thân nhân của NLĐ thu nhập từ học bổng không những được miễn thuế mà cả tiền sinh hoạt phí theo chương trình hỗ trợ khuyến học cũng được miễn thuế.

Được biết trong cách quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế có sự thay đổi, bà có thể giải thích rõ hơn?

Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (bao gồm tiền lương, tiền công không bao gồm thuế) cộng các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho NLĐ nếu có, bao gồm các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền, trừ đi các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các khoản doanh nghiệp trả thay cho NLĐ có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị. Quy định này được áp dụng từ ngày 1.10.2013. Với cách tính này, số thuế của những người được hưởng thêm các lợi ích khác không phải bằng tiền ngoài tiền lương, thưởng… sẽ tăng lên so với trước. Ví dụ, tại TP.HCM có một cá nhân có tổng thu nhập chịu thuế năm 2012 là 15,519 tỉ đồng, số thuế phải nộp là 5,16 tỉ đồng. Qua năm 2013, số thu nhập quy đổi này sau khi tính đủ các lợi ích không phải bằng tiền như tiền thuê nhà, thẻ đánh golf, xe đưa đón… sẽ tăng lên thành 15,667 tỉ đồng, số thuế nộp là 5,19 tỉ đồng (do quy định này được áp dụng trong 3 tháng cuối năm 2013). Sang năm 2014, tổng thu nhập quy đổi (loại trừ tỷ giá) sẽ tăng lên là 16,616 tỉ đồng và số thuế phải đóng là 5,507 tỉ đồng. Nếu so sánh giữa hai năm 2012 và 2014, số thuế cá nhân này đóng sẽ tăng lên 346,8 triệu đồng (tương đương mức tăng 7%).

Những người trên 18 tuổi thi rớt đại học và đang học để ôn thi lại có được tính là người phụ thuộc không?

Quy định mới cho phép tính cá nhân trên 18 tuổi đang học bậc phổ thông trung học, tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12 là người phụ thuộc.

Những người làm việc ở một nơi nhưng có phát sinh thêm thu nhập ở nơi khác, vậy cuối năm có phải tự đi làm quyết toán thuế hay chỉ cần ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập thường xuyên thực hiện?

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh thường xuyên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở nơi khác và thu nhập bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng, đã khấu trừ tại đơn vị trả thu nhập, nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này. Trường hợp vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công vừa có thu nhập từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất mà có mức doanh thu từ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng, đã thực hiện nộp thuế tại nơi kinh doanh, nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập từ cho thuê nhà, mặt bằng. Quy định này sẽ làm giảm tải tình trạng xin hoàn thuế vào cuối năm đã phát sinh thời gian qua.

Trường hợp thu nhập vãng lai và tiền cho thuê nhà trên các mức trên, cá nhân phải thực hiện tổng hợp các chứng từ để cuối năm thực hiện quyết toán thuế.

Kể từ ngày 1.10, NLĐ tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được trừ khoản đóng góp này ra khỏi thu nhập chịu thuế nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm). Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.
Nguồn: Thanh niên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất