Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
The Nation (Thái Lan) số ra hôm nay (19-3), trong chuyên mục Giáo dục, đăng bài tựa đề “Việt Nam, quốc gia năng động” của hai tác giả người Mỹ, Giáo sư Gerald W Fry, Khoa Tổ chức, Lãnh đạo, Chính sách và Phát triển thuộc Đại học Minnesota và Thomas Rohlen thuộc Đại học Stanford.

Bài báo khẳng định, một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong phát triển kinh tế của Việt Nam những năm gần đây là cam kết thúc đẩy giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục Việt Nam và Việt Nam làm giáo dục khác với các nước láng giềng ASEAN bằng nhiều cách.

Để hiểu rõ Việt Nam và sự phát triển kinh tế năng động hiện nay cùng hệ thống giáo dục, bắt buộc phải hiểu lịch sử phong phú của dân tộc này.

Có bốn chủ đề chính của lịch sử Việt Nam quan trọng cần biết đến. Đầu tiên, Việt Nam mất khoảng 1.000 năm ảnh hưởng trực tiếp của Trung Quốc (thời kỳ Bắc thuộc). Thứ hai, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều thảm họa thiên tai như lũ lụt, bão lớn. Điều này buộc họ luôn sáng tạo để đối phó, như đắp đê khổng lồ bảo vệ Hà Nội, chống lũ lụt sông Hồng. Thứ ba, Việt Nam phải đối mặt với các cuộc ngoại xâm. Để đánh bại những kẻ xâm lược, Việt Nam đã thể hiện cho cho chúng ta thấy sự khéo léo và thông minh. Thứ tư, trung tâm của văn hóa Việt Nam là ngôi làng (văn hóa làng), nơi mà giáo dục và giảng dạy được đánh giá cao.

Ảnh hưởng đa dạng quốc tế cũng đã định hình giáo dục Việt Nam hôm nay. Hơn 1.000 năm chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc làm Việt Nam thấm nhuần sâu sắc truyền thống Khổng giáo, nhấn mạnh nhiều về giá trị của sự tôn sư trọng đạo, và động lực mạnh mẽ để tìm hiểu kiến thức.

Thời thuộc địa của Pháp, đã có ảnh hưởng giáo dục rất lớn từ nền văn minh phương Tây. Hệ thống chữ viết La-tinh Việt đã thay thế hệ thóng chữ tượng hình lâu đời từ Trung Quốc. Nó góp phần thuận lợi đáng kể trong xóa mù chữ và sự phát triển của một ngành công nghiệp in ấn, xuất bản địa phương.

Sau đó, miền Bắc Việt Nam ảnh hưởng nền giáo dục của Liên Xô. Điều này góp phần quan trọng cho giáo dục Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực như khoa học, toán học, y học và phương pháp giảng dạy ngôn ngữ…

Ảnh hưởng giáo dục của Mỹ ở miền Nam Việt Nam cũng lớn, thí dụ, sự phát triển của các trường cao đẳng cộng đồng và thúc đẩy của một loại hình giáo dục, đào tạo thực tế, thực dụng.

Lãnh tụ Việt Nam-Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến giáo dục. Trong bài Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của Việt Nam, ông nhấn mạnh rằng tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào việc giáo dục trẻ em. Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động quốc tế, biết nhiều ngôn ngữ. Ông đã dành thời gian ở Isaan (vùng Đông-Bắc Thái-lan), lúc đó gọi là nước Siam, tránh cảnh sát thuộc địa Pháp và hoạt động cách mạng, ông học tiếng Thái. Ngày nay, có một ngôi làng ở tỉnh Nakhon Phanom mang tên Hồ Chí Minh.

Đặc biệt trong giai đoạn kể từ khi đổi mới (đổi mới kinh tế) được công bố vào năm 1986, giáo dục Việt Nam mở rộng đáng kể, về cơ bản phổ cập tiểu học, thi tuyển trong tuyển sinh trung học, số lượng tuyển sinh ngày càng tăng trong giáo dục đại học. Đối với một quốc gia ở mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam và với một tỷ lệ dân số trẻ, Việt Nam đã đạt được thành công lớn trong giáo dục, gần như phổ cập giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở) ngoại trừ các khu vực vùng sâu vùng xa với các nhóm dân tộc đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa. Để đương đầu với khó khăn trong giáo dục cho cộng đồng vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện sống khó khăn, Việt Nam trả lương cho giáo viên nhiều hơn vùng khác.

Từ năm 1998 đến 2008, có 198 trường đại học, cao đẳng mới (trong đó có các trường cộng đồng và khu vực tư nhân được phép hoat động), đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng này hệ thống trường lớp đào tạo. Chỉ riêng tại Hà Nội, hiện nay, có 62 trường đại học. Số người Việt biết chữ rất ấn tượng chiếm tới 94% dân số.[

Sinh viên Việt Nam đã thể hiện thành công trong các cuộc thi khoa học quốc tế. Thí dụ, trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2009, một cô gái Việt Nam người dân tộc Nùng từ miền trung nước này đã giành huy chương vàng.

Trong Olympic Toán quốc tế 2007, Việt Nam đứng thứ ba trong số 93 quốc gia, đưa Việt Nam có “ngôi vị” tròng làng toán quốc tế.

Với một lực lượng lao động có đào tạo tốt hơn, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thu hút đầu tư quốc tế. Tôi có rất nhiều bạn bè doanh nhân ở các nước Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã bày tỏ sự hài lòng đáng kể với người lao động Việt Nam. Tôi cho rằng, Việt Nam có thể có chất lượng tốt nhất (so với chi phí) lực lượng lao động trên thế giới.

Một lực lượng tích cực mạnh mẽ là việc quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam, đặc biệt ở cấp đại học, và sự tăng trưởng số lượng người Việt Nam từ các vùng miền trong nước có thể học tập ở nước ngoài...

Mặc dù có những thành công, Việt Nam vẫn có những tồn tại lớn trong giáo dục, cụ thể là chất lượng trong tất cả các cấp học, một hệ thống quản lý chưa tỏ rõ hiệu quả, không đầy đủ quyền tự chủ cho các trường đại học, và giáo viên các trường đại học còn khó khăn để lo cho cuộc sống vì tiền lương thấp (ảnh hưởng xấu đến năng suất nghiên cứu của họ).

Mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam có một tương lai tươi sáng trong phát triển kinh tế và giáo dục, chủ yếu dựa trên truyền thống Khổng giáo mạnh mẽ. Vì lý tôn sùng văn hóa, học tập, kỷ luật là con đường để hoàn thiện con người.
BÙI CĂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất