Ngày 28/9 Bộ Giáo dục đã chính thức công bố phương án thi THPT Quốc Gia và tuyển sinh đại học trong đó thông tin được quan tâm nhiều nhất là việc môn Toán được thi theo hình thức trắc nghiệm. Mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng các em học sinh cũng rất băn khoăn trong việc ôn tập môn toán sao cho có hiệu quả nhất khi đề thi là trắc nghiệm.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, xin nhắc các em những sai lầm các em có thể cần tuyệt đối tránh khi ôn tập thi môn toán dưới hình thức thi Trắc nghiệm
1. Quá vội vàng:
Với tâm lý chỉ còn 8 tháng nữa đến kỳ thi rất nhiều học sinh sẽ cảm thấy thiếu thời gian vì từ trước đến giờ môn toán là môn mà nhiều em đã ôn từ lớp 10,11 …giờ lại đổi hình thức thi dẫn tới tâm trạng các em thất xoay sở không kịp. Điều này dẫn tới các em sẽ không chắc chắn các kiến thức cơ bản khi mà đề thi THPT có tới 60% ở mức độ cơ bản và trong khi đó phần khó chưa chắc các em đã xử lý kịp
Theo chia sẻ của các anh chị đã ôn thi kiểm tra Đánh Giá năng lực của Đại học quốc Gia và những giáo viên có kinh nghiệm luyện thi trắc nghiệm các em nên học theo chiến thuật “Đánh đâu chắc đấy”. Học từng bài, từng chủ đề các em cần giải quyết triệt để các bài toán, các câu hỏi trắc nghiệm của bài và chủ đề đó theo các cấp độ khác nhau từ dễ đến khó.
2. Tâm lý đi sưu tầm rất nhiều đề và không biết làm gì:
Năm nay mặc dù là năm thứ 3 mà đại học Quốc Gia thi môn Toán dưới hình thức thi trắc nghiệm, nhưng so với các số lượng câu trắc nghiệm Vật lý, trắc nghiệm Hoá học thì câu hỏi Trắc nghiệm toán là không nhiều nên các em dẫn tới tình trạng đi tìm và rối tung trong những tài liệu trắc nghiệm môn toán đang được share trên các diễn đàn chưa hiểu chất lượng của những tài liệu đó đến đâu và điều này càng là cho học sinh càng thấy rối và lung bung giữa đống tài liệu đó.
Nhưng các em phải hiểu rằng đề có thể ôn tập tốt thì mỗi học sinh bao giờ cần có 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 : Nắm chắc lý thuyết cơ bản.
Giai đoạn 2: Vận dụng làm thành thục các câu trắc nghiệm của từng dạng từng chủ đề để khắc sâu kiến thức cũng nhưng có những kinh nghiệm khi làm trắc nghiệm
Giai đoạn 3: Mới là luyện tập những đề mang tính chất tổng hợp để rèn luyện khả năng linh hoạt kiến thức.
Vậy các em hãy bình tĩnh trong giai đoạn này các đề đó cần được các giáo viên và chuyên gia đánh giá sắp xếp lại theo một trình tự logic và các em giờ chỉ theo trình tự các bài đã được hệ thống một cách logic
3. Quá chú trọng vào các kỹ năng các mẹo làm trắc nghiệm mà quên đi bản chất vấn đề:
Trong thời gian 90 phút các em làm 50 câu trắc nghiệm toán thì đúng là lượng thời gian ngắn nhưng tỉ lệ các câu sử dụng mẹo tính toán nhanh hoặc giải bằng máy tính chỉ chiếm một tỉ lệ rất ý khoảng 2-3 câu tức là 0,4 đến 0,6 điểm.
Vậy các em hãy đừng quên đi bản chất còn các kỹ năng các mẹo làm nhanh chỉ thực sự ngấm khi mà các em thực sự luyện tập hàng ngày và chăm chỉ.
Các em còn 8 tháng nữa để chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc Gia.
Chúc các em ôn tập tốt!
Tuy nhiên trong giai đoạn này, xin nhắc các em những sai lầm các em có thể cần tuyệt đối tránh khi ôn tập thi môn toán dưới hình thức thi Trắc nghiệm
1. Quá vội vàng:
Với tâm lý chỉ còn 8 tháng nữa đến kỳ thi rất nhiều học sinh sẽ cảm thấy thiếu thời gian vì từ trước đến giờ môn toán là môn mà nhiều em đã ôn từ lớp 10,11 …giờ lại đổi hình thức thi dẫn tới tâm trạng các em thất xoay sở không kịp. Điều này dẫn tới các em sẽ không chắc chắn các kiến thức cơ bản khi mà đề thi THPT có tới 60% ở mức độ cơ bản và trong khi đó phần khó chưa chắc các em đã xử lý kịp
Theo chia sẻ của các anh chị đã ôn thi kiểm tra Đánh Giá năng lực của Đại học quốc Gia và những giáo viên có kinh nghiệm luyện thi trắc nghiệm các em nên học theo chiến thuật “Đánh đâu chắc đấy”. Học từng bài, từng chủ đề các em cần giải quyết triệt để các bài toán, các câu hỏi trắc nghiệm của bài và chủ đề đó theo các cấp độ khác nhau từ dễ đến khó.
2. Tâm lý đi sưu tầm rất nhiều đề và không biết làm gì:
Năm nay mặc dù là năm thứ 3 mà đại học Quốc Gia thi môn Toán dưới hình thức thi trắc nghiệm, nhưng so với các số lượng câu trắc nghiệm Vật lý, trắc nghiệm Hoá học thì câu hỏi Trắc nghiệm toán là không nhiều nên các em dẫn tới tình trạng đi tìm và rối tung trong những tài liệu trắc nghiệm môn toán đang được share trên các diễn đàn chưa hiểu chất lượng của những tài liệu đó đến đâu và điều này càng là cho học sinh càng thấy rối và lung bung giữa đống tài liệu đó.
Nhưng các em phải hiểu rằng đề có thể ôn tập tốt thì mỗi học sinh bao giờ cần có 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 : Nắm chắc lý thuyết cơ bản.
Giai đoạn 2: Vận dụng làm thành thục các câu trắc nghiệm của từng dạng từng chủ đề để khắc sâu kiến thức cũng nhưng có những kinh nghiệm khi làm trắc nghiệm
Giai đoạn 3: Mới là luyện tập những đề mang tính chất tổng hợp để rèn luyện khả năng linh hoạt kiến thức.
Vậy các em hãy bình tĩnh trong giai đoạn này các đề đó cần được các giáo viên và chuyên gia đánh giá sắp xếp lại theo một trình tự logic và các em giờ chỉ theo trình tự các bài đã được hệ thống một cách logic
3. Quá chú trọng vào các kỹ năng các mẹo làm trắc nghiệm mà quên đi bản chất vấn đề:
Trong thời gian 90 phút các em làm 50 câu trắc nghiệm toán thì đúng là lượng thời gian ngắn nhưng tỉ lệ các câu sử dụng mẹo tính toán nhanh hoặc giải bằng máy tính chỉ chiếm một tỉ lệ rất ý khoảng 2-3 câu tức là 0,4 đến 0,6 điểm.
Vậy các em hãy đừng quên đi bản chất còn các kỹ năng các mẹo làm nhanh chỉ thực sự ngấm khi mà các em thực sự luyện tập hàng ngày và chăm chỉ.
Các em còn 8 tháng nữa để chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc Gia.
Chúc các em ôn tập tốt!