TT - Tham dự vòng chung kết hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2015-2016 (do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức) sáng 26-12 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhiều người đã bất ngờ vì sự sáng tạo của học sinh.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM giới thiệu đề tài của mình tại hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành - Ảnh: Như Hùng
Hội thi Khoa học kỹ thuật TP.HCM 2015 yêu cầu thí sinh trưng bày kết quả nghiên cứu thành một gian hàng. Và thí sinh có nhiệm vụ mời gọi khách đến tham quan gian hàng của mình, giới thiệu với khách về quá trình nghiên cứu, đồng thời trả lời những thắc mắc của ban giám khảo, giáo viên, học sinh tham dự hội thi.
Từ việc xả rác tại phố đi bộ Nguyễn Huệ...
Sáng 26-12, khá nhiều học sinh trầm trồ với đề tài “Phố đi bộ Nguyễn Huệ - từ góc nhìn môi trường và văn hóa đô thị”. “Nó mới lạ nhưng rất gần gũi với cuộc sống của người dân thành phố” - một học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên đã nhận xét như thế.
Vũ Ngọc Mai, học sinh lớp 12CV Trường trung học Thực hành (ĐH Sư phạm TP.HCM), giới thiệu về đề tài: “Trước khi quyết định thực hiện đề tài này, tôi đã đến phố đi bộ vài lần. Cảm giác chủ quan của tôi là phố đi bộ nắng quá, thiếu cây xanh, thiếu bóng mát. Về nhà, xem trên mạng thì thấy một số bài báo viết về phố đi bộ, nhưng góc nhìn môi trường và văn hóa đô thị chưa thấy ai nhắc đến. Không ngờ cô bạn cùng lớp Nhâm Lê Quỳnh An cũng có chung ý tưởng này. Thế là chúng tôi bắt tay nhau cùng làm”.
Mai và An đã khảo sát trên 300 người (trong đó có 230 người dân TP và 70 du khách trong và ngoài nước). Đa số đều đánh giá phố đi bộ Nguyễn Huệ có nhiều mặt tích cực như: là nơi đi dạo, hóng mát miễn phí, là biểu tượng mới của sự phát triển đô thị, là không gian gắn kết mọi người...
Thế nhưng cũng có đến 77% người dân TP, 75% du khách cho rằng: ở phố đi bộ, con người thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường chung (vứt rác bừa bãi, ngắt hoa lá...); 44% du khách còn cho rằng việc bày bán hàng rong ở phố đi bộ gây mất mỹ quan đô thị.
Trong bản báo cáo, Mai và An đã kết luận: “Văn hóa ứng xử đô thị nơi đây còn nhiều hạn chế”.
Riêng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của phố đi bộ thì chỉ có 45% số người được hỏi cảm thấy hài lòng, 55% cảm thấy không hài lòng (về cây xanh, ghế ngồi, hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng và hệ thống thùng rác).
Mai nói: “Hơn 68% số người được hỏi cho rằng ghế ngồi ở phố đi bộ không đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Do đó họ phải ngồi trên thành chậu cây hoặc ngay dưới nền đất.
Khi chúng tôi phát phiếu khảo sát, đặt câu hỏi về nguyên nhân khiến người ta xả rác tại phố đi bộ thì có 76,2% cho rằng người đi bộ thiếu ý thức vứt rác bừa bãi; 20,6% nói do thùng rác bố trí không hợp lý; chỉ có 3,2% nói do thiếu thùng rác!”.
Cuối cùng, Mai và An kiến nghị rất nhiều: “Muốn giải quyết vấn đề hàng rong cần đáp ứng nhu cầu của người dân bằng cách lắp đặt các máy bán hàng tự động. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa và các điểm trình diễn nghệ thuật trong từng góc phố. Cần có các trạm thông tin du lịch thông minh, quầy hướng dẫn du lịch...”.
Rất nhiều khách tới tham quan gian hàng của Mai và An đều gật đầu tán thưởng.
...đến các ứng dụng thực tiễn sử dụng ngay
“Mời bạn đến xem sản phẩm của tụi mình: phao cứu sinh rất gọn, nhẹ và thời trang, không gây cảm giác khó chịu. Nó được đeo trên tay, sử dụng được với mọi lứa tuổi, cân nặng khác nhau...” - Nguyễn Hoàng Bảo Trâm, học sinh lớp 11D1 Trường THPT Trần Văn Giàu, giới thiệu về đề tài “Phao cứu sinh mini T&T”.
Vừa nói Trâm vừa đeo phao cứu sinh vào tay, còn Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (đồng tác giả đề tài, cùng học lớp 11D1) tiếp lời bạn: “Phao cứu sinh này được thiết kế như chiếc đồng hồ đeo tay, thích hợp khi đi du lịch ở môi trường nước. Khi ở dưới nước, nếu gặp trường hợp khẩn cấp thì bạn vặn van để bơm khí nén vào phao. Phao sẽ bung ra và chúng ta có thể nổi trên mặt nước bằng cách sử dụng một hoặc hai tay giữ phao”.
Mặc dù hơi kiệm lời so với các thí sinh khác, nhưng gian hàng của Trần Thị Quyền Linh và Nguyễn Nhật Thành Vinh (học sinh Trường THPT Nhân Việt) được nhiều khách ghé lại tìm hiểu, thắc mắc bởi cái tên của đề tài “Ứng dụng tính kháng khuẩn của trầu không để thay thế Triclosan trong xà phòng rửa tay”.
Linh cho biết: “70% chất tẩy rửa đang bán trên thị trường có chứa chất Triclosan rất độc hại. Quê mình ở Tây Ninh có nhiều cây trầu không, mọi người ở quê hay dùng nó sát trùng vết thương, nhai cho chắc răng. Và ý tưởng của đề tài bắt nguồn từ đó”.
Thành quả của đôi bạn Linh và Vinh là những cục xà bông làm từ trầu không. Vinh bảo: “Giá thành rất rẻ và rất an toàn. Tụi mình đã đưa cho một số người dân dùng thử nghiệm và đa số đều trả giá cao hơn giá thành mà tụi mình đã bỏ ra. Nếu có thể đưa ra thị trường thì phải pha hương liệu cho có mùi thơm, chứ mùi này hơi khó hấp dẫn người tiêu dùng”.
Ông Phạm Ngọc Tiến - phó trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, phó trưởng ban tổ chức hội thi - cho biết: “Năm học trước toàn thành phố chỉ có gần 300 đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh gửi dự thi cấp thành phố. Năm nay con số ấy đã tăng lên 450, là một dấu hiệu đáng mừng. Ban giám khảo hội thi đã chọn ra 41 đề tài xuất sắc nhất vào vòng chung kết để trao giải. Tất cả đề tài nghiên cứu của học sinh đều mang tính ứng dụng, gắn liền thực tiễn cuộc sống”.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM giới thiệu đề tài của mình tại hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành - Ảnh: Như Hùng
Hội thi Khoa học kỹ thuật TP.HCM 2015 yêu cầu thí sinh trưng bày kết quả nghiên cứu thành một gian hàng. Và thí sinh có nhiệm vụ mời gọi khách đến tham quan gian hàng của mình, giới thiệu với khách về quá trình nghiên cứu, đồng thời trả lời những thắc mắc của ban giám khảo, giáo viên, học sinh tham dự hội thi.
Từ việc xả rác tại phố đi bộ Nguyễn Huệ...
Sáng 26-12, khá nhiều học sinh trầm trồ với đề tài “Phố đi bộ Nguyễn Huệ - từ góc nhìn môi trường và văn hóa đô thị”. “Nó mới lạ nhưng rất gần gũi với cuộc sống của người dân thành phố” - một học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên đã nhận xét như thế.
Vũ Ngọc Mai, học sinh lớp 12CV Trường trung học Thực hành (ĐH Sư phạm TP.HCM), giới thiệu về đề tài: “Trước khi quyết định thực hiện đề tài này, tôi đã đến phố đi bộ vài lần. Cảm giác chủ quan của tôi là phố đi bộ nắng quá, thiếu cây xanh, thiếu bóng mát. Về nhà, xem trên mạng thì thấy một số bài báo viết về phố đi bộ, nhưng góc nhìn môi trường và văn hóa đô thị chưa thấy ai nhắc đến. Không ngờ cô bạn cùng lớp Nhâm Lê Quỳnh An cũng có chung ý tưởng này. Thế là chúng tôi bắt tay nhau cùng làm”.
Mai và An đã khảo sát trên 300 người (trong đó có 230 người dân TP và 70 du khách trong và ngoài nước). Đa số đều đánh giá phố đi bộ Nguyễn Huệ có nhiều mặt tích cực như: là nơi đi dạo, hóng mát miễn phí, là biểu tượng mới của sự phát triển đô thị, là không gian gắn kết mọi người...
Thế nhưng cũng có đến 77% người dân TP, 75% du khách cho rằng: ở phố đi bộ, con người thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường chung (vứt rác bừa bãi, ngắt hoa lá...); 44% du khách còn cho rằng việc bày bán hàng rong ở phố đi bộ gây mất mỹ quan đô thị.
Trong bản báo cáo, Mai và An đã kết luận: “Văn hóa ứng xử đô thị nơi đây còn nhiều hạn chế”.
Riêng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của phố đi bộ thì chỉ có 45% số người được hỏi cảm thấy hài lòng, 55% cảm thấy không hài lòng (về cây xanh, ghế ngồi, hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng và hệ thống thùng rác).
Mai nói: “Hơn 68% số người được hỏi cho rằng ghế ngồi ở phố đi bộ không đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Do đó họ phải ngồi trên thành chậu cây hoặc ngay dưới nền đất.
Khi chúng tôi phát phiếu khảo sát, đặt câu hỏi về nguyên nhân khiến người ta xả rác tại phố đi bộ thì có 76,2% cho rằng người đi bộ thiếu ý thức vứt rác bừa bãi; 20,6% nói do thùng rác bố trí không hợp lý; chỉ có 3,2% nói do thiếu thùng rác!”.
Cuối cùng, Mai và An kiến nghị rất nhiều: “Muốn giải quyết vấn đề hàng rong cần đáp ứng nhu cầu của người dân bằng cách lắp đặt các máy bán hàng tự động. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa và các điểm trình diễn nghệ thuật trong từng góc phố. Cần có các trạm thông tin du lịch thông minh, quầy hướng dẫn du lịch...”.
Rất nhiều khách tới tham quan gian hàng của Mai và An đều gật đầu tán thưởng.
...đến các ứng dụng thực tiễn sử dụng ngay
“Mời bạn đến xem sản phẩm của tụi mình: phao cứu sinh rất gọn, nhẹ và thời trang, không gây cảm giác khó chịu. Nó được đeo trên tay, sử dụng được với mọi lứa tuổi, cân nặng khác nhau...” - Nguyễn Hoàng Bảo Trâm, học sinh lớp 11D1 Trường THPT Trần Văn Giàu, giới thiệu về đề tài “Phao cứu sinh mini T&T”.
Vừa nói Trâm vừa đeo phao cứu sinh vào tay, còn Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (đồng tác giả đề tài, cùng học lớp 11D1) tiếp lời bạn: “Phao cứu sinh này được thiết kế như chiếc đồng hồ đeo tay, thích hợp khi đi du lịch ở môi trường nước. Khi ở dưới nước, nếu gặp trường hợp khẩn cấp thì bạn vặn van để bơm khí nén vào phao. Phao sẽ bung ra và chúng ta có thể nổi trên mặt nước bằng cách sử dụng một hoặc hai tay giữ phao”.
Mặc dù hơi kiệm lời so với các thí sinh khác, nhưng gian hàng của Trần Thị Quyền Linh và Nguyễn Nhật Thành Vinh (học sinh Trường THPT Nhân Việt) được nhiều khách ghé lại tìm hiểu, thắc mắc bởi cái tên của đề tài “Ứng dụng tính kháng khuẩn của trầu không để thay thế Triclosan trong xà phòng rửa tay”.
Linh cho biết: “70% chất tẩy rửa đang bán trên thị trường có chứa chất Triclosan rất độc hại. Quê mình ở Tây Ninh có nhiều cây trầu không, mọi người ở quê hay dùng nó sát trùng vết thương, nhai cho chắc răng. Và ý tưởng của đề tài bắt nguồn từ đó”.
Thành quả của đôi bạn Linh và Vinh là những cục xà bông làm từ trầu không. Vinh bảo: “Giá thành rất rẻ và rất an toàn. Tụi mình đã đưa cho một số người dân dùng thử nghiệm và đa số đều trả giá cao hơn giá thành mà tụi mình đã bỏ ra. Nếu có thể đưa ra thị trường thì phải pha hương liệu cho có mùi thơm, chứ mùi này hơi khó hấp dẫn người tiêu dùng”.
Ông Phạm Ngọc Tiến - phó trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, phó trưởng ban tổ chức hội thi - cho biết: “Năm học trước toàn thành phố chỉ có gần 300 đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh gửi dự thi cấp thành phố. Năm nay con số ấy đã tăng lên 450, là một dấu hiệu đáng mừng. Ban giám khảo hội thi đã chọn ra 41 đề tài xuất sắc nhất vào vòng chung kết để trao giải. Tất cả đề tài nghiên cứu của học sinh đều mang tính ứng dụng, gắn liền thực tiễn cuộc sống”.