Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Thời gian qua, trên mạng, có không ít Clip quay cảnh học sinh bị đám bạn đánh hội đồng rất dã man ngay trong trường, giữa ban ngày, không ai căn ngăn, nạn nhân không trình thưa với nhà trường, phụ huynh, thầy, cô giáo chẳng hề hay biết, khiến dư luận xã hội dấy lên lo lắng về tình trạng bạo lực học đường cùng với những hệ lụy của nó.

Các nguyên nhân gây nên vấn nạn này đã từng được các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lý phân tích, mổ xẻ nhiều, trong đó có các yếu tố chính như: xã hội, gia đình, nhà trường.

Không chỉ có Việt Nam ta, nhiều nước phát triển, có nền giáo dục tiên tiến, hiện nay cũng đang “đau đầu” về tình trạng bạo lực học đường gia tăng.

Vậy đâu là những cách thức, biện pháp được xem là khả thi để giải quyết tốt nạn bạo lực học đường? Sau đây là những ý kiến, chia sẻ tâm huyết của những người trong cuộc, từng xử lý nhiều vụ việc học sinh cá biệt, gây gổ đánh nhau.

Thầy Lê Văn Quyền, tổ giám thị trường THCS Nguyễn Chánh, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) nêu kinh nghiệm: "Dưới tác động ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, phim ảnh bạo lực, game online hiện nay, cộng với hiểu biết, nhân cách chưa hoàn chỉnh; bản tính nông nổi, thiếu kìm chế khi bốc đồng, có những mâu thuẫn, ngờ vực… ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh phổ thông thì hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau…  không thể tránh khỏi.

Vấn đề đặt ra là cách giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu của chúng ta như thế nào, đến đâu? Bằng kinh nghiệm thực tiễn của tôi thì công tác ngăn ngừa, phối hợp giữa các thành tố trong nhà trường, nhất là tổ giám thị và giáo viên chủ nhiệm, sự liên lạc, phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phụ huynh là rất quan trọng.

Mỗi lớp, chúng tôi có cài cắm những học sinh “mật”, các em này có nhiệm vụ nghe ngóng, nắm bắt và phản ánh nhà trường về những trường hợp học sinh trộm cắp, đánh nhau… Tổ giám thị, bảo vệ… tích cực đi dạo xung quanh trường, nơi hàng quán, nhà dân, thời điểm tan trường…

Đã từng nắm bắt và “phá” được nhiều vụ học sinh trong trường, liên kết với thanh niên bên ngoài chuẩn bị hung khí, tổ chức đánh nhau tập thể. Ngăn chặn từ xa, triệt phá những vụ việc chưa xảy ra trong học sinh, góp phần giảm thiểu đáng kể tác động xấu của nạn bạo lực học đường.”

Thầy Nguyễn Văn Luận, trưởng ban Quản sinh, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Quảng Ngãi) cho biết: "Tôi có 15 năm làm công việc quản sinh, đã giải quyết hàng trăm vụ học sinh mâu thuẫn, xích mích dẫn đến đánh nhau, có trường hợp gây thương tích vỡ đầu, chảy máu.

Lý thuyết, văn bản thì dễ lắm, nhưng đi vào thực tế xử lý thì lại vô cùng khó khăn, vì tính phức tạp của nó, nhiều khi căng đầu, tốn khá nhiều thời gian để xác minh, tìm hiểu. Khi xảy ra sự việc, một số em có liên quan, rất  ngoan cố, quanh co (vì nhiều lý do), chối tội. Chúng tôi kiên trì khai thác, đấu tranh bằng nhiều biện pháp khác nhau, mời phụ huynh đến cùng giải quyết, có trách nhiệm.

Phân tích hành vi đúng sai, phải trái để học sinh, phụ huynh nhận ra lỗi lầm và trách nhiệm của mình. Có ngay hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm, thông báo ở lớp hay toàn trường. Nhờ giải quyết, xử lý kịp thời, kiên quyết nên vấn nạn bạo lực trong học sinh trường mấy năm nay đỡ đi nhiều.”

Thầy Trần Văn Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Xiện (tỉnh Kiên Giang) cho rằng: "Nói thật, hiện tượng học sinh bạo lực, đánh nhau ở đâu, trường nào chẳng có, chỉ có điều ít hay nhiều, đơn giản hay nghiêm trọng mà thôi. Chúng ta chấp nhận thực tế này và trách nhiệm thuộc về 4 phía: xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân học sinh.

Cái tâm lý im lặng, giấu diếm, nhút nhát, ngại đấu tranh, không dám bộc bạch, bày tỏ chính kiến ở một bộ phận xã hội, trong đó có học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo… tồn tại lâu nay đã dung dưỡng, chở che cho những hành vi bạo lực, thói xấu phát triển, trội dậy.

Trong tiết chào cờ, hoạt động ngoại khóa, nhà trường chúng tôi quan tâm, đề cập nhiều về khía cạnh này, những em mạnh dạn “ tố giác” chúng tôi khen thưởng, những thầy cô giải quyết học sinh cá biệt, những vụ  học sinh đánh nhau chưa tốt, chúng tôi phê bình. Mọi sự vụ đều công khai rộng rãi, không giấu diếm, không vì thành tích này nọ.

Nếu giáo dục, uốn nắn không tiến bộ, thay đổi thì chúng ta cũng nên mạnh dạn kỷ luật học sinh bằng hình thức buộc thôi học có thời hạn từ 1 tuần đến 1 năm, như vậy sức răn đe, trách nhiệm của học sinh, gia đình sẽ cao hơn. Đừng nhu mỳ, yếu đuối quá, học sinh cá biệt được lừng, dễ lờn mặt. Giáo dục luôn gắn với chế tài và kỷ luật”.

Đỗ Tấn Ngọc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất