Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

matnai
matnai Thành viên tích cực
Bài viết : 148
Danh vọng : 20
Tham gia : 26/12/2011
"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Satthu10

Theo họa sĩ Nguyễn Thành Phong: "Phê như con tê tê là ấn phẩm tái bản có chỉnh sửa và bổ sung từ cuốn Sát thủ đầu mưng mủ nên vẫn giữ tinh thần là tập hợp những "thành ngữ sành điệu bằng tranh". Tuy nhiên, một số câu từng gây tranh cãi trước đó sẽ được loại bỏ, thay bằng một số câu mới".

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Satthu11
matnai
matnai Thành viên tích cực
Bài viết : 148
Danh vọng : 20
Tham gia : 26/12/2011
Phê như con tê tê, quyển sách tái bản từ cuốn Sát thủ đầu mưng mủ có bổ sung và chỉnh sửa, vẫn tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều trên các diễn đàn, mạng xã hội.

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Hoisac10
Quyển Phê như con tê tê được bày bán tại Hội sách 2013 - Ảnh: Thiên Hương

Trong lần "tái xuất" này, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam cùng họa sĩ Nguyễn Thành Phong đã loại bỏ những câu hoặc minh họa từng gây nhiều tranh cãi trong Sát thủ đầu mưng mủ như Chơi trội như bộ đội vẽ cảnh các chú bộ đội chơi đá cầu bằng lựu đạn từng gây nhiều tranh cãi...

Những câu mới thêm vào như Ế trong tư thế ngẩng cao đầu; Thần kinh giẫm phải đinh... cũng được đánh giá tốt vì họa sĩ biết đan lồng vào đó những vấn đề thời sự như nạn rải đinh, phong bì, tình trạng cô dâu Việt lấy chồng ngoại quốc...

Ngoài ra, quyển sách còn được gắn mác 15+ và một khuyến cáo hài hước "Không đọc trong khi ăn uống”.

Tuy nhiên, cũng như Sát thủ đầu mưng mủ, Phê như con tê tê vẫn tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên đưa những ngôn ngữ biến tấu của giới trẻ (được gọi là "thành ngữ sành điệu") vào trong trang sách? Ngoài ra, cũng có một số ý kiến bắt bẻ về câu từ và ảnh minh họa.

Chẳng hạn như với câu Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách với hình ảnh minh họa một người dân đang nháo nhác nghe cụ Rùa răn dạy điều gì, bạn đọc Trần Hồng bình luận: "Những cụm từ ngữ thuộc loại này đọc thấy ghê quá như "lông nách... tư cách" mà còn đem cụ Rùa hồ Gươm ra gắn lời cụ vào thì thật là....".

Hay câu Cười như đười ươi xóc lọ (dù được minh họa một cách trong sáng, dí dỏm với hình ảnh một con đười ươi cầm lọ bút, cười đến rơi vãi những chiếc bút trong lọ), nhiều ý kiến cho rằng không nên đưa những câu từ nhạy cảm ("xóc lọ" vốn là từ lóng mang nghĩa tục tĩu - PV) như thế vào trong sách.

Bạn đọc Trương Xuân Khôi bình luận: "Tính cách của con người, đặc biệt là lớp trẻ, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những gì họ đọc. Những cuốn sách như thế này đang ngày một đầu độc thanh thiếu niên với một lối sống, một tư cách chợ búa và vô văn hóa...".

Tuy nhiên, một số ý kiến khác thoáng hơn, như bạn đọc Nguyễn Thanh Phúc cho rằng: "Dù có chấp nhận hay không thì nó cũng đã chiếm một phần trong ngôn ngữ của giới trẻ. Nói riết thành quen, nói riết thành ngôn ngữ".

"Tôi thấy hoàn toàn bình thường và chấp nhận được trong văn hóa giới trẻ thời nay", bạn đọc Light.

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phe-tr10
Minh họa cho câu "Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách" trong Phê như con tê tê - Ảnh: Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam cung cấp

Trao đổi với Thanh Niên Online vào sáng 29.3, họa sĩ Nguyễn Thành Phong cho biết anh cũng có chú ý theo dõi phản ứng của độc giả về quyển sách lần này nhưng "chưa nhận được ý kiến phản bác nào một cách trực tiếp cả".

Về bức tranh minh họa cụ Rùa dạy bảo câu Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách, họa sĩ Nguyễn Thành Phong cho rằng: "Tôi chỉ nghĩ đó là sự liên hệ hài hước thôi. Một mặt minh họa cho câu Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách vì câu này giống như một lời chỉ dạy, một mặt tôi muốn phản ánh sự xô bồ, thiếu tôn trọng không gian chung của mọi người ở Hồ Gươm. Tôi cũng từng mang bức tranh này triển lãm ở Hà Nội và không có vấn đề gì".

Họa sĩ Phong cũng nói thêm rằng: "Tôi đã lường trước những tranh cãi xoay quanh cuốn sách này vì những tranh luận như thế sẽ không có hồi kết. Việc có nên đưa những ngôn ngữ nói của giới trẻ lên thành sách hay không từng được mang ra bàn tại các hội thảo, tọa đàm và là vấn đề gây tranh cãi không dứt. Khó có thể đòi hỏi sự đồng tình, ủng hộ tuyệt đối khi một cuốn sách ra mắt. Tôi chỉ hy vọng độc giả sẽ nhìn nhận cuốn sách một cách khách quan nhất".


Một số ý kiến của các chuyên gia xoay quanh cuốn Phê như con tê tê
“Việc xới lên một mảng ngôn từ giới trẻ để làm sáng rõ hơn bức tranh ngôn ngữ tiếng Việt là cần thiết và tiếp tục cần thiết. Tiếng Việt sẽ phong phú thêm, giàu thêm, đẹp thêm chính từ những chắt lọc, bồi đắp ngôn từ theo dòng chảy lịch sử. Cuốn sách này là một sự mở đầu cho việc khai thác mảng từ ngữ đó. Đó chính là một thành công với người làm sách mà chúng ta cần phải trân trọng”.

PGS.TS. Phạm Văn Tình, Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư

"Giới trẻ có cách ăn nói tếu táo của họ, sao lại bắt họ phải nghiêm chỉnh mới cho là hay? Còn chuyện lệch về đạo đức thì không đến nỗi như thế... Giới trẻ muốn khẳng định mình và ở đây là khẳng định bằng ngôn ngữ của riêng họ…”.

PGS.TS ngôn ngữ học Hoàng Dũng

“…ngôn ngữ truyền thông đại chúng của Việt Nam đặc biệt phát triển. Tôi nghĩ cần có những người sưu tầm giới thiệu những từ ngữ mới... Việc sưu tập lại các thành ngữ mà hiện nay giới trẻ đang sử dụng trong ngôn ngữ đời sống hằng ngày của họ, như tập sách này, là rất đáng cổ vũ".

GS.TS ngôn ngữ học Phạm Ðức Dương

"…dăm năm nữa, cuốn sách này chính là một tài liệu giúp tìm hiểu ngôn ngữ đường phố, ngôn ngữ thành thị một thời của lứa tuổi trẻ, khi mà những câu nói được ghi lại trong đó đã không còn được dùng nữa".

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

Thiên Hương
matnai
matnai Thành viên tích cực
Bài viết : 148
Danh vọng : 20
Tham gia : 26/12/2011
Một số tranh vẽ trong quyển Phê như con tê tê:

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete10

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete2

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete4

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete5

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete6

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete7

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete8

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete9

"Sát thủ đầu mưng mủ" tái xuất thành "Phê như con tê tê" Phenhucontete1

Nguồn: Thanh niên
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Về cuốn sách được gọi là "thành ngữ sành điệu"?

Hẳn mỗi người trong chúng ta đều hiểu rằng, ngôn ngữ là phần hồn, phần tinh hoa của dân tộc, cần phải giữ gìn và phát triển nó, làm cho nó ngày càng long lanh và đẹp lên như ngọc sáng. Tiếng Việt là tiếng nói của ân tình, của những âm thanh ríu rít, giàu biểu cảm; do đó được coi là ngôn ngữ của thơ ca.
Tôi tin mọi người đều xúc động và đồng tình với nhà thơ Lưu Quang Vũ khi viết về tiếng Việt: Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát/ Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh/ Như gió nước không thể nào nắm bắt/ Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh/ Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy/ Một tiếng "vườn" rợp bóng lá cành vươn/ Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng "suối"/ Tiếng "heo may" gợi nhớ những con đường...

Năm 2011, NXB Mỹ thuật xuất bản cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ" ghi lại một số thành ngữ mới xuất hiện trong tiếng Việt và có minh họa bằng tranh. Như tên sách đã chỉ ra, "khoái cảm" của người làm sách nghiêng về phía "sát thủ" và "mưng mủ" và muốn truyền khoái cảm đó đến cho người đọc, nhất là giới trẻ. Sách đã bị phê phán. Sau khi điều chỉnh, năm 2013 tác giả Thành Phong, Công ty Nhã Nam và NXB Văn học lại cho xuất bản với tên mới "Phê như con tê tê", in 3.000 bản với lời quảng cáo trên bao sách khẳng định: "Tôi đã trở lại, lợi hại như xưa".

Ðây là một sự cố ý, thậm chí thách thức những ai phê phán nó!

So với các truyện tranh "ùng... oàng" nhan nhản bấy lâu nay mà nhiều bậc phụ huynh phải đem bán giấy lộn vì làm mất thì giờ và khô cằn tâm hồn trẻ nhỏ, tranh minh họa của Thành Phong không sáng tạo gì, không đem lại xúc cảm thẩm mỹ. Chẳng hạn, minh họa cho câu "Bình thường như cân đường hộp sữa", chỉ vẽ một cái túi có một gói chú thích là "đường", một hộp chú thích là "sữa". Minh họa cho câu "Chuối cả nải" là một nải chuối. Minh họa cho "Bó tay chấm com" là đôi tay bị trói và chữ ".com". Minh họa cho "Vãi tè con cá mè" là một cậu bé đứng đái xuống hồ, con cá đang bơi đến và bộ xương cá về sau. Ấy là chưa kể những hình vẽ méo mó, dị dạng về con người. Còn về phần lời là các "thành ngữ" Ðã ngu còn cố tỏ ra nguy hiểm; Ðời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở; Lớn phải có lông nách, sống phải có tư cách...

Trong bài viết giới thiệu cho cuốn sách, PGS Ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định "việc bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - một trong những nhân tố làm nên "quốc hồn, quốc túy" của dân tộc Việt Nam"; đồng thời cũng khẳng định cuốn sách này là "một nỗ lực đáng ghi nhận"; "một thành công với người làm sách mà chúng ta cần phải trân trọng".

Nói về sự trân trọng, tôi xin kể cho PGS Phạm Văn Tình hai chuyện: Một hôm tôi đến nhà người bạn. Chúng tôi đang ngồi nói chuyện với nhau thì con anh vừa đi đá bóng về, anh hỏi: "Hôm nay con đá bóng về có vui không?". Người con không ngoái đầu lại, trả lời: "Thoải con gà mái bố ạ!". Một lần khác, nhà khác, người bố đang chỉ bảo con điều gì, giọng hơi gắt gỏng. Cậu con đỏ mặt tía tai cãi lại, khi ông bố đi rồi, cậu lẩm bẩm "cố tỏ ra nguy hiểm". Nếu đấy là chuyện trong nhà, tôi không hiểu PGS có cổ vũ cho cách sử dụng ngôn ngữ như vậy không? Còn tôi, tôi thấy đau!

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, không ai cấm được từ này, thành ngữ kia. Vấn đề là phải sử dụng đúng văn cảnh. Một cuốn sách được in ra, cần thiết phải là một ấn phẩm văn hóa. Vì thế mới cần có sự quản lý của Nhà nước; không thể in một cuốn sách có nội dung xấu hay cổ xúy cho những điều trái với thuần phong mỹ tục.

Nguồn: Nhân dân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết