Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2015:

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 P2015010

Các bạn có thể tải gợi ý giải đề thi Toán tại đây hoặc đây.

Nguồn: TNO
CNTT
CNTT Thành viên ưu tú
Bài viết : 681
Danh vọng : 52
Tham gia : 29/11/2011
Tuổi : 59
Đến từ : Bàu Năng
Phương châm : Hạnh phúc là đấu tranh
Gợi ý giải đề thi tiếng Anh:

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Anhvan10

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Anhvan11

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Anhvan12

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Anhvan-2015thanhnien-4_ndef

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Anhvan-2015thanhnien-5_reje

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Anhvan-2015thanhnien-6_bezh

Nguồn: TNO
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Devanl10

Bài giải gợi ý

PHẦN I

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ “trần trụi, gian nan, hoang lạnh” và những hình ảnh “ngã trước miệng cá mập, vùi dưới cơn bão dữ tợn”

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : so sánh; hiệu quả nghệ thuật : lời thơ sinh động, tạo hình, biểu cảm; tạo ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp của biển đảo, của quê hương.
Câu 4. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được tình cảm đối với những người lính đảo : đồng cảm, mến phục, tự hào.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích : phương thức nghị luận.

Câu 6. Theo tác giả nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây xuất phát từ hội chứng vô cảm dẫn đến hậu quả là sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn.

Câu 7. Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm của xã hội hiện nay: tác giả đã có cách đánh giá nghiêm túc, khoa học; tìm ra nguyên nhân, hậu quả, nêu dẫn chứng cụ thể. Qua đó, ta có thể thấy tác giả rất lo lắng, bức xúc về hiểm họa vô cảm.

Câu 8. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý sau:

- “Lo túi tiền rỗng” là lo sự nghèo nàn về vật chất.

- “Lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần” là lo sự nghèo nàn về tâm hồn, tinh thần.

- Lo nghèo nàn về vật chất mà không lo sự nghèo nàn về tâm hồn, tinh thần sẽ dẫn đến “hội chứng vô cảm”. Đây là một hiểm họa sâu xa đối với xã hội.

Phần II:

Câu 1 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng : Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc thể hiện bố cục hoàn chỉnh của một bài văn nghị luận (có đủ mở bài, thân bài, kết bài; thân bài phải bao gồm nhiều đoạn văn), cách hành văn, chính xác và sinh động. Đồng thời phải đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu về luận đề và nội dung.

- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.

Yêu cầu cụ thể

1. Giải thích ý kiến

Thí sinh cần giải thích thế nào là kỹ năng sống và việc tích lũy kiến thức. Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết giúp con người sống và sống hội nhập được với xã hội. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng sinh tồn và vượt thoát trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập có phương pháp, kỹ năng giải quyết khó khăn, kỹ năng đối phó với nguy hiểm, kỹ năng hòa hợp với thiên nhiên,... Từ đó xác định ý kiến được nêu trong đề có nội dung khẳng định vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống: cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.

2. Bàn luận

Thí sinh có thể mở rộng sự bàn luận ra các hướng khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo (không nhất thiết thí sinh phải làm giống những ý này):

- Để có thể hòa hợp với đời sống xã hội, con người cần phải tích lũy một số kiến thức căn bản từ gia đình, nhà trường, xã hội, sách vở, báo chí,...

- Có nhiều người bị vấp ngã một cách đau đớn vì thiếu kỹ năng sống. Đôi khi thiếu vài kỹ năng sống nào đó mà con người phải trả một giá khá đắt (ví dụ minh họa).

- Thiếu kỹ năng sống, người ta có thể hành động một cách sai trái, dại dột. Từ đó trở thành mối nguy hiểm cho xã hội (ví dụ minh họa: thiếu kỹ năng giải quyết những va chạm tình cờ gặp phải trong cuộc sống, chỉ từ một sự va chạm nhỏ trong giao thông, người ta có thể trở thành một kẻ sát nhân) .

- Có kỹ năng sống tốt, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, người ta dễ đạt được sự thăng tiến. Có nhiều người kiến thức và học vị không cao nhưng có kỹ năng sống tốt đã đạt được nhiều thành công lớn trong cuộc sống (ví dụ minh họa)

- Cuộc sống phát triển, khoa học công nghệ ngày càng đổi mới. Nó đòi hỏi người làm việc phải có những cái kỹ năng mới như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hội nhập với cộng đồng quốc tế, kỹ năng ứng xử với những mặt trái của mạng xã hội,... Ví dụ trường hợp một nữ sinh đã tự tử vì không biết cách ứng phó với hành vi xấu xúc phạm đến đời tư từ mạng xã hội.

- Khẳng định tính đúng đắn của luận đề: rèn luyện kỹ năng sống là một việc cần thiết không kém với việc tích lũy kiến thức, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh.

3. Bài học nhận thức và hành động

Từ những suy nghĩ và liên hệ của mình, thí sinh có thể rút ra những bài học khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo:

- Kỹ năng sống không phải tự dưng mà có, nó đòi hỏi xã hội và bản thân phải có ý thức sâu sắc về sự quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống. Từ trong gia đình, ông bà cha mẹ, anh chị, ngay từ đầu phải có ý thức giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho con em của mình. Nhà trường nên đưa kỹ năng sống vào giờ học chính khóa và xem đó là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng, bên cạnh việc giáo dục kiến thức. Các tổ chức xã hội cũng nên cũng tạo điều kiện để mọi công dân được rèn luyện kỹ năng sống. Các cấp chính quyền cần xây dựng môi trường sống lành mạnh để góp phần tạo lập nếp sống phù hợp với chuẩn mực pháp luật và đạo đức nêu tấm gương tốt cho những người trẻ phấn đấu và hành xử.

- Bản thân từng người, nhất là học sinh, sinh viên cần phải thấy sự cần thiết và ích lợi của việc rèn luyện kỹ năng sống để từ đó bên cạnh việc trao dồi kiến thức có ý thức và nỗ lực rèn luyện kỹ năng sống.

- Nếu bên cạnh kiến thức tốt, tất cả mọi người đều có kỹ năng sống tốt thì đời sống xã hội sẽ trở nên tốt đẹp và đáng sống hơn.

Câu 2 (4 điểm)

* Yêu cầu chung : Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản; bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết phải có cảm xúc thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể :

1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài phải biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài phải biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết luận phải khái quát được vấn đề và thể hiện ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của người viết.

2) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong đoạn trích và bình luận về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

3) Biết chia các vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp và triển khai các luận điểm ấy theo một trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; biết sử dụng tốt các theo tác lập luận trong đó có các thao tác như: phân tích, bình luận; biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng.

* Những gợi ý cụ thể :

1) Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật người đàn bà hàng chài.

2) Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong đoạn trích.

a) Hoàn cảnh và số phận của người đàn bà hàng chài:

- Thuyền nhỏ, đông con dẫn đến cuộc sống đói nghèo.

- Không thể lên bờ vì làm nghề thuyền lưới vó

- Thường xuyên bị chồng đánh.

b) Vẻ đẹp của một người vợ:

- Hiểu chồng và nỗi khổ của chồng

- Hiểu được vai trò của một người chồng trong gia đình và trong cuộc sống của người làm nghề chài lưới.

c) Vẻ đẹp của một người mẹ:

- Thương con vô bờ bến

- Sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình cho các con

3) Bình luận về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

a) Qua hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài tác giả Nguyễn Minh Châu thể hiện cái nhìn cảm thông trước số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài, từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống của con người.

b) Qua tác phẩm và nhân vật người đàn bà hàng chài tác giả đã mang đến bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống của con người: một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất thực sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

c) Qua tác phẩm Nguyễn Minh Châu gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành gia đình là hậu quả do cái đói.

Nguyễn Thị Hoàng Mai (THPT Năng khiếu ĐH Quốc Gia)
Lý Tú Anh, Phan Thị Thanh (THPT Vĩnh Viễn)
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 De-ly-10

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Bai-giai-thi-ly-sua-1435838061

Nguồn: TTO
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 De-thi-dia-1435895239

Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Dia_2011
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Dia_2012Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Dia_2010
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Dia_2013

Nguồn: TNO
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Hoa-2010
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Hoa-2011
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Hoa-2012
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Hoa-2013
Đề thi và bài giải các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2015 Hoa-2014

Nguồn: TNO
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Câu I: (3,0 điểm)
            Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 và nêu nguyên nhân của sự phát triển đó
Câu II: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau 
Thời gian
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
6-1919
Gửi đến hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam
7-1920
Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhấtnhững luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa củaV.I.Lênin
12-1920
Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
1921-1923
Tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản ở Pari năm 1925)
1923-1924
Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô; viết bài cho tạp chí Thư tín Quốc tế và báo Sự thật.
1924-1927
Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông; thành lập nhóm Cộng sản đoàn; sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên; mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản
1-1930
Triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam ; soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được Hội nghị thông qua.
(Nguồn : Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 11.2015)

1. Nêu những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam.
2. Kể tên những sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu III (2,0 điểm)
1. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) khẳng định: ”Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về khẳng định trên
2. Bằng những sự kiện chọn lọc thuộc một trong các thời kì lịch sử dân tộc (1945-1954, 1954-1975, hoặc hiện nay), hãy làm sáng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững quyền tự do và độc lập.
Câu IV (2,0 điểm)
1. Có ý kiến cho rằng : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17.
Căn cứ vào nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, hãy nhận xét ý kiến trên.
2. Từ những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 - 1954), hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Theo anh/chị, thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó?
BÀI GIẢI
Câu I : Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 và nêu nguyên nhân của sự phát triển đó.
a. Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ 1952 – 1973
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), đến năm 1950-1951 Nhật bản đã phục hồi kinh tế, đạt mức trước chiến tranh. Trong giai đoạn 1952-1973, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960-1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” của Nhật Bản.
- Từ năm 1960-1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản là 10,8%.
- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia và Canada, vươn lên đứng thứ hai sau Mĩ.
- Từ đầu những năm 1970 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
b. Nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản:
1. Nhật Bản coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
2. Nhà nước đóng vai trò lãnh đạo, quản lí hiệu quả.
3. Các công ti Nhật Bản có tiềm lực và năng lực cạnh tranh cao, nhờ tính năng động, tầm nhìn xa và quản lí tốt.
4. Nhật Bản đã ứng dụng thành công các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
5. Chi phí quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
6. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (1954-1975).
Câu II:
1. Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam:
* Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc: là con đường Cách Mạng vô sản kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
* Nguyễn Ái Quốc truyền bá CN Mác-Lênin, chuẩn bị về tư tưởng tổ chức để thành lập chính đảng vô sản cho cách mạng Việt Nam.
* Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Kể tên những sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới:
- Ngày 18 - 6 - 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
- Tháng 12-1920, dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di,... Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
- Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân ( 10 - 1923 ) và được bầu vào Ban chấp hành Hội.
- Viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tham gia Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924 ).
- Tháng 7-1925, thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu III:
1. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập: câu này nằm trong câu cuối cùng của Bản Tuyên ngôn độc lập, qua đó Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn khẳng định quyết tâm nhân dân Việt Nam sẵn sang đấu tranh để bảo vệ quyền tự do độc lập mới vừa giành được.
- Quyết tâm đó cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ ràng trong Tuyên ngôn độc lập qua câu tiếp theo là:Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- Quyền này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rõ trong Tuyên ngôn: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!.
Học sinh có thể nêu những nét nổi bật nhất qua quá trình đấu tranh giành độc lập suốt gần 80 năm của dân tộc từ năm 1858 – 1945 để chứng minh quyền được hưởng tự do và độc lập của dân tộc.
2. Những sự kiện chọn lọc thuộc một trong các thời kì lịch sử dân tộc (1945-1954, 1954-1975, hoặc hiện nay) thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững quyền tự do và độc lập.
Thí sinh có thể nêu các sự kiện sau :
- 23-9-1945, được quân Anh giúp, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Quân dân Sài Gòn-Chợ Lớn và Nam Bộ anh dũng chiến đấu, đánh phá kho tàng, đốt tàu Pháp, dựng chiến lũy trên đường phố… Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ quyên góp gạo, thuốc, áo quần… lập các đoàn quân “Nam tiến” sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ kháng chiến.
- 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Văn bản này được vạch rõ nguyên nhân kháng chiến là do Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa đồng thời nêu lên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta để bảo vệ độc lập tự do: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ….Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ 13-3-1954 đến 7-5-1954.
- Tổng tiến công và mổi dậy mùa xuân năm 1975.
Câu IV:
a. Có ý kiến cho rằng: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17. Căn cứ vào nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, hãy nhận xét ý kiến trên.
- Nội dung Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết ngày 21-7-1954 đã nêu rõ:
1. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
2. Ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, để các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
3. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956.
- Như vậy, rõ ràng ý kiến cho rằng Hiệp định Giơnevơ năm 1954về Đông Dương đãchia Việt Nam thành hai quốc gia, với đường biên giới vĩ tuyến 17là hoàn toàn xuyên tạc, không đúng với các nội dung cơ bản nêu trên của Hiệp định.
b. Những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954):
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần đoàn kết một lòngcủa toàn dân, toàn quân, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước; mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng; lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng và không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
* Để trình bày,thí sinh có thể chọn ra một trong các nhân tố kể trên, nhằm phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.Để góp phần củng cố và phát triển nhân tố ấy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thanh niên Việt Nam cần:
- Nắm vững và thực hiện các chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước;
- Nêu cao truyền thống yêu nước trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc;
- Thấm nhuần tư tưởng đoàn kết toàn dân và phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc;
- Tích cực học tập, bồi dưỡng kiến thức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ;
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình và sẵn sàng chiến đấu hi sinh khi Tổ quốc cần.
Phạm Thu Hà - Trung tâm luyện thi ĐH Vĩnh Viễn
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Các bạn có thể tại Đề thi và đáp án các môn thi THPT quốc gia năm 2015 tại đây hoặc đây.

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất