Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Lần đầu tiên tại TP.HCM xảy ra tình trạng nữ sinh của Trường THPT An Nghĩa (Cần Giờ) ngất xỉu hàng loạt. Ngày 12/11, khi đón đoàn khảo sát của Sở Y tế TP.HCM, nhiều em lại… ngất xỉu tiếp.

“Giải mã” hiện tượng nữ sinh ngất xỉu hàng loạt 1a10
Bác sĩ thăm khám cho 86 học sinh bị ngất

“Rốn nghèo” miền duyên hải

Chúng tôi theo chân đoàn khám sức khỏe của Sở Y tế đến Trường THPT An Nghĩa. Nhiều học sinh (HS) của trường còi cọc, da tái xanh, vẻ mặt mệt mỏi. Em Nguyễn Thị B.B., HS lớp 11A1, cao 168cm, nhưng chỉ nặng hơn 40kg, từng bị ngất bốn lần khi đến trường.

Nữ sinh Đỗ Ng.H, lớp 11A4 chỉ nặng 37kg. Theo chẩn đoán của BS Nguyễn Thị Ngọc Hương - Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, H. bị suy nhược - thiếu máu và biếng ăn. H. cho biết: "Do nhà xa nên 5g sáng em phải dậy để chuẩn bị đi học, 6g sáng là đón xe buýt đến trường. Buổi sáng em chỉ ăn sáng với cơm và canh, buổi trưa cũng cơm với canh, thỉnh thoảng mới có cá, buổi chiều nhiều khi đi học về mệt nên em… nhịn ăn luôn”.

Trường THPT An Nghĩa là nơi tiếp nhận HS của bốn xã An Đông, An Nghĩa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp (Cần giờ). Thầy Ngô Tấn Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT An Nghĩa cho biết: Trường có hơn 1.000 HS, trong đó có đến 60% em thuộc hộ nghèo. Mỗi năm, có khoảng 6% HS bỏ học để đi làm kiếm sống. Nhà nghèo, bữa ăn sáng qua loa, tạm bợ để đến trường là chuyện thường ngày đối với nhiều HS nơi đây, thậm chí một số em còn có thói quen không ăn sáng.

Những ngày này, ngôi trường An Nghĩa không yên ả bởi chỉ trong một thời gian ngắn đã có gần 70 nữ sinh đồng loạt ngất xỉu. Theo thầy Nguyễn Tấn Phát, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A4, trong tuần rồi, lớp có sáu HS bị mệt, ngất, có lẽ do sức khỏe yếu. Một số em thấy bạn bè ngất nên hoảng sợ rồi ngất theo. Sức khỏe yếu bắt nguồn từ hoàn cảnh HS ở đây đều khó khăn. Rất nhiều HS phải vừa đi học vừa tự nấu ăn và lo cho các em ở nhà. Ba mẹ làm công nhân ở khu công nghiệp tận Nhà Bè nên đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, thời gian quan tâm, chăm sóc con cái rất ít.

“Giải mã” hiện tượng nữ sinh ngất xỉu hàng loạt 11b10
Bác sĩ thăm khám cho 86 học sinh bị ngất

Cần sự quan tâm từ gia đình

Trường hợp các em HS phải tự “nương nhau mà sống”, thiếu sự chăm lo của gia đình là khá phổ biến ở khu vực này.

Cũng trong ngày khám sức khỏe, chúng tôi đã chứng kiến một trường hợp phải chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện Cần Giờ vì bị ngất xỉu và đau bụng dữ dội… Bệnh nhân là nữ sinh H.H.H. (16 tuổi, lớp 11A4, nhà ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ). Em H. cho biết, đã bị đau bụng mấy ngày nhưng ba của em bận, không thể đưa đi khám. Thầy hiệu trưởng đã liên hệ với gia đình nhiều lần nhưng không được, thậm chí phải liên hệ với cơ quan nơi ba của H. đang làm việc để nhắn gia đình đến bệnh viện gấp.

Theo chẩn đoán của BS Phan Thị Hiền Thu, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hầu hết nữ sinh ngất xỉu đều thiếu máu hoặc thiếu canxi. BS Vũ Kim Hoàn - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết: Các em nữ sinh ở đây có khả năng bị rối loạn phân ly, cũng có vài trường hợp nghi ngờ bị bệnh động kinh. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh động kinh phải đến bệnh viện chuyên khoa và có người chứng kiến cơn động kinh thì mới có thể kết luận chính xác. Rối loạn phân ly chiếm 0,3 - 0,5% dân số. Bệnh hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể lớn. BS Hoàn khuyên: Phụ huynh cần phải quan tâm, gần gũi con cái hơn, chăm sóc dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe để các cháu đủ sức học tập. Các em HS cũng phải rèn luyện sức khỏe bằng cách tăng tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng, sống thân ái, hòa đồng với tập thể, gần gũi tâm sự với ba mẹ, thầy cô và bạn bè.

Chiều tối, chúng tôi ra về, lòng không khỏi băn khoăn. Liệu những lời dặn dò của BS, phải bổ sung chất đạm, chất sắt cho HS phải chăng quá xa xỉ với trò nghèo?

Nguồn phunuonline.com.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất