Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Định dạy con cách sử dụng đồng tiền, ta chắc không kỳ vọng rồi chúng sẽ bắt đồng tiền làm nô lệ, như Rockefeller… cũng chẳng sợ, ngược lại, chúng rồi sẽ thành nô lệ cho đồng tiền. Nhưng rất có khả năng chính chúng ta sẽ thành nô lệ, hoặc ít nhất, thành con tin cho con mình vì chuyện này. Vì có thể chúng lại dùng đồng tiền “thưởng” để chi phối lại chúng ta.

Con chúng ta đang hiểu “tiền” có nghĩa là gì? (Nhiều U60 từng được dạy thẳng tưng, là tiền có nghĩa là “xấu”, đến khi thế giới đại đồng, tiền sẽ bị triệt; lớn lên chút nữa, được răn dạy: tiền vẫn…tệ, cảnh báo đừng nên “đồng chí không bằng đồng tiền”... Hôm nay, có trai trẻ và cả thiếu niên “dạy” tôi: tiền nghĩa là tất cả).

Con ta có hiểu những đồng tiền trong “ngân sách” gia đình, nói chung, là mồ hôi nước mắt của cha mẹ? Chúng đã đủ kiến thức tự bảo vệ “người tiêu dùng” để mua những thứ đơn giản, như đồ ăn, quà vặt ngoài đường, hay đồ chơi (rất có thể, chứa chất độc hại) trong cửa hàng? Liệu cháu có thuộc loại có khả năng tự kiềm chế nguyện vọng, cân nhắc chi phí trên một thị trường lạm phát, dễ mất khả năng thanh toán “như chơi”.

Nhớ cô bé tự tử sau khi đi mua đồ lót ở hiệu… Em mất đi, ta không thể hỏi được căn nguyên. Có phải tiền “kế hoạch nhỏ” của em quá nhỏ so với giá thành vừa vọt lên?.

Có cả đống câu hỏi, để rồi vẫn ít, khi những hệ lụy đau lòng xảy ra… Nhưng một câu hỏi cơ bản vẫn có thể là, rồi con em sẽ trung thực trong “báo cáo tài chính” với các “nhà đầu tư”, là phụ huynh, về các khoản đã chi tiêu?

Dạy con biết sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan 20120406164714_Be%20va%20Tien
Bé học cách dùng tiền

Các nhà tâm lý, kể cả nghiệp dư, cho rằng dạy con sử dụng tiền có thể kích thích chúng học môn toán. Rằng những đứa tính nhẩm giỏi sẽ có cơ trở thành những Rockefeller luôn dành được lợi thế cho mình trong mỗi hợp đồng (tỉ phú Rockefeller thực ra là kết quả của sự giáo dục trái nghịch về tiền: Tính “lươn lẹo” của người cha – kết hợp trong mâu thuẫn, với sự chân chỉ của bà mẹ, kiếm tiền theo kiểu nhặt từng đồng sạch sẽ của tín đồ Thiên chúa giáo). Có học giả bô bô với tôi rằng trẻ Việt giỏi toán cỡ thế giới, nên chúng sẽ rất tinh vi trong dự toán chi tiêu…

Nhưng hôm nay, theo Giáo sư Lê Văn Cường Việt kiều Pháp thường xuyên về giảng dạy môn toán ở các trường đại học quốc nội, trẻ Việt hôm nay thực ra không giỏi toán. Hẳn vì người ta đang dạy toán ở Việt Nam chủ yếu qua khái niệm, không chứng minh, GS Cường thổ lộ, trong ngạc nhiên…

Kết quả là bọn trẻ Việt “bổ đề” nào cũng biết (lơ mơ), rồi mọi thứ dừng ở đó, vì giáo án mẫu đã hoàn thành thắng lợi, phụ huynh Việt tự hỏi(?)

Và còn câu nói từ ngàn xưa, rằng muốn làm hại ai thì cho người đó tiền, sẽ có nghĩa gì với bé nhà mình - công dân của thiên niên kỷ mới?

Phụ huynh Việt đã sẵn sàng để con sử dụng tiền?

Chúng ta đã chắc rằng mình hiểu rõ con mình đang mơ ước điều gì, quý báu cái gì? Quan hệ trong gia đình đã thực sự là tin cậy lẫn nhau? Để con không lên dự trù mua cái này, để thỏa mãn một ý nguyện hoàn toàn khác. Nhưng ngược lại, kiểm soát quá chặt chi tiêu của con có thể làm chúng trở nên quá “đuya” (rắn) trong mắt chúng bạn.

Nhìn cách một đứa trẻ tiêu tiền, ông bà ta từng xác định “nếp nhà” của chúng. Chẳng hạn, có đứa tiêu tiền như phá là do mẹ từng có khó khăn, nên nay muốn dát vàng lên con mình, tiếng Việt gọi là “nhà mới nỏi”.

Xã hội Việt, vừa trải qua một thời ai cũng nghèo như nhau, nên hôm nay ai đó muốn làm tuổi thơ con mình “hạnh phúc” hơn, bằng cách mua E phone cho chúng để dễ gọi về ăn… hiệu, cũng khó phê phán nặng lời. Còn nhiều bậc cha mẹ ở quê đang cố chắt bóp từng đồng gửi ra cho con học đại học ở thành phố cho bằng anh bằng em, cố không nghĩ tới những bi kịch chốn “phồn vinh giả tạo”.

Có vị khi ly dị để lại cho vợ con nhiều tiền, nhưng thất thần nghe con khóc trước tòa: Con không cần tiền, con cần Bố Mẹ con cơ… Cũng có khi cách bố/mẹ cho tiền con gây mâu thuẫn trong gia đình vì người kia không bằng lòng với cách “làm hư con” như vậy.

“Dùng tiền để chi phối con hoàn thành nhiệm vụ” có thể đưa gia đình vào vòng luẩn quấn của một thứ quan hệ “tiền hàng” méo. Nếu con ta không còn biết lao động (kể cả học tập cũng là một hình thức lao động) một cách vô tư, “mình vì mọi người”, thì nhìn xa, các nghĩa vụ của chữ hiếu, chẳng hạn, sẽ là một thứ quả đắng cho con chúng ta, và cả chúng ta nữa. Ai đó trong chúng ta đã sẵn sàng vào những “trại” dành cho người già mới được hoạt động, nhưng còn khái niệm “nợ nước”, chẳng hạn, (ngoài “tình nhà”) đã từng giúp để có một Việt Nam hôm nay, sẽ hình thành ra sao, trong con yêu của chúng ta?

Trong mắt của các nhà quản lý lao động quốc tế, người Việt hôm nay vẫn là một tập hợp kỳ quặc: Vừa tằn tiện vừa hoang phí - do tâm lý tiểu nông, thế độc canh, hổng kiến thức cơ bản…

Thoát thế tiến thoái lưỡng nan?

“Thưởng tiền” cho con vì thành tích học tập, nhiều phụ huynh chợt rơi vào một cuộc mặc cả khá bế tắc với con mình.

Nhiều đứa tinh quái đã nhanh chóng đặt vấn đề ngược lại, nâng giá “dịch vụ” vô tội vạ, nhất là vào những lúc ta bấn. Chưa kể, như muôn thuở, không ít phụ huynh thành thị nát lòng trước yêu cầu có phần nào “chính đáng”, kiểu: “Phải có xe ‘địa hình’ như bạn A. (con đại gia), con mới đi học”…

Ngược lại nhiều phụ huynh doanh nghiệp ỷ mình luôn bận trong “bí zì nịt”(business), nghĩ rằng đồng tiền sẽ thay được sự hiện diện của mình trong con. Chắc là đúng chỗ nếu dẫn lại ý kiến của một phụ huynh trên diễn đàn này: “Thay vì dùng tiền làm ‘động lực’, sao chúng ta không đầu tư thời gian để cho bọn trẻ đi chơi hoặc tự tay mua những món đồ mà chúng thích để làm phần thưởng?”

Nhưng nếu chúng ta đầu tư thời gian và trí lực để con tiếp cận được tiền đúng cách, thì con ta sẽ có được một kỹ năng chịu trách nhiệm (về tài chính). Đây là quá trình học cách sử dụng hợp lý phương tiện được trao, ra quyết định chi trả, lập kế hoạch chi tiêu, chịu trách nhiệm về hành vi dùng tiền trước bố mẹ, và quan trọng hơn, biết “trao” đúng cách.

Tiền không thể được trao vì hoàn thành các chức trách như làm bài tập về nhà, cũng như do thực hiện các chức trách kiểu như dọn phòng, rửa bát, trông em... Tiền sẽ chỉ luôn là một phương tiện hỗ trợ quyền tự ra quyết định, tự thực hiện nguyện vọng chính đáng của cả người lớn lẫn trẻ em, trong khuôn khổ điều kiện kinh tế của mỗi nhà, của đất nước. Việc chi tiêu tiền cua trẻ phải thể hiện được thái độ đối với lao động của cha mẹ và tài sản công của đất nước.

Lê Đỗ Huy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất