Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Cách học mới về môn lịch sử Empty Cách học mới về môn lịch sử Sat Oct 17, 2015 9:15 am

Dư luận lo ngại trước thông tin chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ “khai tử” môn lịch sử. Thực hư ra sao?

Cách học mới về môn lịch sử PXhsbMe
Chương trình giáo dục phổ thông mới - Đồ họa: Hồng Kỳ

Nằm trong môn tự chọn bắt buộc

Theo thiết kế chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được Bộ GD-ĐT công bố, việc phân bố môn học sẽ theo hướng tích hợp ở cấp tiểu học, đặc biệt là THCS còn lên đến THPT thì phân hóa mạnh. Chính việc tích hợp này đã khiến tên gọi của những môn học truyền thống thay đổi, trong đó có môn lịch sử. Chẳng hạn ở cấp tiểu học sẽ có môn tìm hiểu xã hội và tìm hiểu tự nhiên (được phát triển từ các môn khoa học, lịch sử và địa lý ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành). Ở cấp THCS, môn khoa học xã hội được hình thành chủ yếu từ các môn lịch sử, địa lý trong chương trình hiện hành. Lên đến cấp THPT, số môn học bắt buộc giảm mạnh, chỉ còn tối thiểu 4 môn gồm: ngữ văn 1, toán 1, công dân với tổ quốc, ngoại ngữ 1.

Nhìn vào chương trình với tên gọi các môn học như vậy, dư luận không khỏi lo lắng về việc không thấy bóng dáng của môn học lịch sử, đặc biệt ở cấp THPT trong 4 môn học bắt buộc không có môn lịch sử.

Tuy nhiên, ngoài 4 môn học bắt buộc thì những môn học tự chọn còn lại cũng chia thành 3 hình thức tự chọn khác nhau, trong đó có tự chọn bắt buộc cả môn; tự chọn một phần trong môn học và tự chọn không bắt buộc (tự chọn tùy ý, học sinh có thể chọn hoặc không chọn). Điều này đồng nghĩa với việc không có học sinh (HS) nào chỉ học 4 môn bắt buộc là đủ.

Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông cho biết, ngoài 4 môn học bắt buộc, mỗi HS THPT phải học tối thiểu 4 môn tự chọn (lớp 10, 11) và 3 môn tự chọn (lớp 12) trong các môn: lịch sử, địa lý, ngữ văn 2, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ, toán 2, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Dự thảo còn quy định rõ, nếu chọn môn khoa học tự nhiên thì không chọn các môn: vật lý, hóa học, sinh học; nếu chọn môn khoa học xã hội thì không chọn các môn: lịch sử, địa lý. Điều này được lý giải vì môn khoa học xã hội là tích hợp của các môn lịch sử và địa lý. Nếu HS có nguyện vọng học chuyên sâu về lịch sử thì sẽ chọn môn lịch sử riêng rẽ. Còn nếu chỉ học để đảm bảo có kiến thức nền tảng, phổ thông về lịch sử thì nội dung về lịch sử trong môn khoa học xã hội đã đủ đáp ứng yêu cầu đó. Như vậy, dù chọn môn lịch sử hay khoa học xã hội thì HS cũng đều phải học lịch sử như một kiến thức bắt buộc. Nếu chọn các môn vật lý, hóa học, sinh học thì sẽ buộc phải chọn một môn khoa học xã hội để đảm bảo kiến thức cơ bản về lĩnh vực lịch sử, địa lý.

Sao không đưa lịch sử vào môn học bắt buộc?

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc Bộ có tính tới việc sẽ đưa môn lịch sử vào một trong 4 môn học bắt buộc hay không, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng: “Kiến thức lịch sử, tình yêu lịch sử… chúng tôi xác định phải dạy suốt cả quá trình học phổ thông nhưng sẽ bằng nhiều hình thức khác nhau”. Ông Hiển giải thích: “Những kiến thức lịch sử chuyên sâu theo hướng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ để vào phần tự chọn để những HS thực sự yêu thích và theo đuổi nghiên cứu về lịch sử sẽ chọn học. Còn theo tinh thần chung, HS nào cũng phải có kiến thức cơ bản về lịch sử nhưng không phải ai cũng học lượng kiến thức bằng nhau ở cấp THPT mà tùy năng lực, sở thích của mỗi em”.

Ông Hiển còn nói rằng kiến thức lịch sử không phải chỉ có trong môn sử mà mà còn lồng ghép ở các môn học khác. Ví dụ, môn học công dân với Tổ quốc, một trong số 4 môn học bắt buộc ở THPT, cũng sẽ có thời lượng đáng kể để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc của ông cha ta ra sao… “Chúng tôi không hề coi nhẹ môn lịch sử”, ông Hiển khẳng định.

Xung quanh chủ trương dạy học phân hóa ở THPT, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nói: “Dạy học phân hóa gắn với phân luồng là tất yếu, nhưng như vậy cũng sẽ phải chấp nhận việc học lệch ở cấp THPT, cấp học định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS. Lên đến THPT học lệch cũng không vấn đề gì. Mỗi người có sở trường nên có môn chỉ cần học kiến thức cơ bản, môn nào là sở trường thì học ở mức độ cao hơn, chuyên sâu hơn”.

Nguồn: TNO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết