Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

phongtrannd91
phongtrannd91 Spammer
Bài viết : 23
Danh vọng : 0
Tham gia : 08/05/2015
Ở những tiết học trước Phương Linh luôn tích cực giơ tay phát biểu, tuy nhiên hôm nay em ngập ngừng hồi lâu mới đứng lên...

Đừng để học sinh tủi thân trong giờ văn ZaHjpTX

Năm đầu tiên đi dạy, khi phân tích bi kịch của nhân vật Hộ (tác phẩm Đời thừa, nhà văn Nam Cao), tôi gọi Phương Linh - cô bé học sinh giỏi văn nhất lớp - tìm dẫn chứng cho thấy mỗi lần say rượu Hộ thường cư xử rất thô bạo với vợ con.

Ở những tiết học trước Phương Linh luôn tích cực giơ tay phát biểu, tuy nhiên hôm nay em ngập ngừng hồi lâu mới đứng lên, và khi đứng lên thì cúi gằm mặt không nói gì. Quá ngạc nhiên, tôi liền hỏi: “Sao vậy em? Chẳng lẽ việc tìm dẫn chứng khó lắm à?”.

Thế là cô bé ngước lên nhìn tôi rồi run run trả lời bằng giọng nói đang nghẹn lại vì nước mắt. Cảm thấy có chuyện không hay, tôi liền cho Phương Linh ngồi xuống. Ngay lập tức em gục mặt khóc nức nở. Qua học sinh, tôi được biết gia đình Phương Linh không hạnh phúc, mỗi khi say rượu bố em thường đánh đập mấy mẹ con em.

Câu chuyện trong sách giáo khoa khiến em liên tưởng đến hoàn cảnh nhà mình rồi không thể cầm lòng. Tôi tự trách bản thân đã quá vô tâm khi cứ kêu em đứng lên mà không hề chú ý đến sắc mặt em hôm đó. Dù tôi đã cố gắng an ủi nhưng em vẫn không ngừng thổn thức. Cả lớp cũng chẳng còn tinh thần nào để học hành...

Năm thứ bảy đi dạy, lớp tôi có em Minh Vân - một học sinh mới chuyển từ miền Bắc vào. Hoàn cảnh của em rất đặc biệt. Bố mẹ em mất trước đó mấy tháng ngay khi em vừa hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Em ít nói nhưng khá tích cực trong việc tham gia phong trào.

Bề ngoài của em hoàn toàn bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhìn em không ai nghĩ em vừa trải qua một biến cố lớn đến vậy. Thế nhưng trong những tiết văn, tôi luôn thấy em cúi gằm xuống mỗi lần tôi dạy những bài liên quan đến chủ đề gia đình.

Khi giảng Tấm Cám, nói đến hoàn cảnh mồ côi đáng thương của Tấm, thường những năm trước đó tôi vẫn hay nhấn nhá để học sinh thấy hết nỗi cay cực của cô gái tội nghiệp. Nhưng năm nay, sợ làm em chạnh lòng, tôi lướt thật nhanh phần đó, ấy vậy mà nhìn xuống vẫn thấy em rơm rớm nước mắt. Nếu tôi mà như năm nào kêu em đứng lên trả lời câu hỏi, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa...

Dĩ nhiên việc giảng dạy bài nào là do Bộ GD-ĐT quy định, không thể vì một vài học sinh có hoàn cảnh đặc biệt mà giáo viên tự tiện không dạy hay bỏ qua các phần, mục, nội dung quan trọng trong bài. Chỉ là người giáo viên bên cạnh việc dạy bằng trí thì hãy dạy bằng tâm, bên cạnh việc bao quát lớp bằng mắt thì hãy bao quát bằng tấm lòng.

Có lẽ mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên văn, khi dạy một lớp nào đó cũng nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt hoàn cảnh học sinh. Đừng để những gương mặt đang cúi gằm trong giờ mình thêm một lần khổ sở vì phải nhắc lại những điều không muốn nghĩ đến.

Đừng giảng sâu vào những nội dung có thể làm xé lòng học sinh, còn nếu phải giảng thì ngay sau đó hãy hướng các em đến những điều tốt đẹp, để các em biết rằng Hộ dẫu có lúc hành hạ vợ con nhưng ẩn sâu trong anh vẫn là tình cảm sâu nặng dành cho gia đình, cô Tấm dẫu có đoạn đời thơ bé đầy bất hạnh nhưng rồi cũng được làm hoàng hậu...

Hãy giúp học sinh nghĩ rằng bi kịch là điều có thật nhưng trong đắng cay vẫn có ngọt ngào, sau nước mắt sẽ là nụ cười.

Để học sinh hiểu được những điều tốt đẹp mà môn văn mang lại cho cuộc đời, trước hết mỗi giáo viên văn phải biết nâng niu từng cảm xúc của các em trong tiết học.

Phải làm sao để giờ văn luôn là giờ học nhiều yêu thương, lắm cảm thông, trong giờ văn mỗi học sinh đều thoải mái, được là mình. Chỉ khi ấy môn văn trong nhà trường mới có vị trí xứng đáng. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả chúng ta.

“Thưa thầy/cô, em không còn bố/mẹ”


Sẵn đây, tôi cũng muốn nói đến một dạng đề văn hay xuất hiện ở tiểu học, THCS: viết về mẹ hoặc viết về bố. Dĩ nhiên ai cũng hiểu tác dụng của những đề văn dạng này là để giáo dục cho trẻ em tình yêu gia đình.

Nhưng những em không còn bố/mẹ hoặc có bố/mẹ ngược đãi, bạo hành con cái sẽ làm những đề này như thế nào? Một số em đặc biệt cá tính sẽ ghi trong bài: “Thưa thầy/cô, em không còn bố/mẹ” hoặc kể về chân dung bố mẹ đúng như những gì các em nghĩ, nghĩa là trái ngược với các bài văn mẫu.

Thầy cô sẽ bối rối biết bao trong việc tìm hướng xử trí khi bắt gặp những bài làm kiểu vậy. Thông thường hơn, các em sẽ tưởng tượng ra một chân dung hoàn hảo của người cha, người mẹ để đưa vào trong bài.

Cái chúng ta có được sẽ là những bài văn hay một cách giả tạo chứ không phải những bài văn được viết từ cảm xúc chân thành. Vậy tại sao không thay những đề văn về một đối tượng cụ thể thành dạng đề tự chọn như: “Viết về một người thân yêu”.

Như vậy các em có thể tự chọn để viết về người mình cảm thấy tin tưởng, gần gũi, gắn bó nhất (có thể là cha, mẹ, cũng có thể là ông, bà, anh, chị, người đỡ đầu...). Sẽ không còn em nào phải tủi thân và nội dung bài viết của các em cũng đa dạng, phong phú hơn.

Nguồn: TTO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất