Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Trong thời buổi giá cả thị trường leo thang như hiện nay, tình trạng lương không đủ sống đang là một vấn đề nổi cộm đối với công chức nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.
Giáo viên sống chật vật bằng lương Giao-vien
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ - Internet

Trong thời gian qua, cùng với các cơ chế, chế độ chính sách đãi ngộ, đời sống vật chất của người giáo viên đã có cải thiện. Song với tình trạng giá cả leo thang như hiện nay (đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: điện, nước, xăng dầu, thực phẩm…) thì tình trạng lương không đủ sống đang là một vấn đề nổi cộm đối với công chức nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.

Có người đã đưa ra một phép so sánh: khoảng mười năm trước, lương của một giáo viên biên chế mới ra trường là xấp xỉ 600.000 đồng/tháng, gần mua được 1 chỉ vàng, cho đến nay lương đã tăng đến gần 4 triệu đồng/tháng vẫn không thể mua nổi 1 chỉ vàng.

Cuộc sống càng phát triển càng có nhiều khoản phải chi tiêu mà khoản nào cũng chỉ biết “nhìn” vào lương. Những giáo viên mới ra trường, mức lương trên 1,7 triệu đồng/tháng trong điều kiện giá cả như hiện nay là còn eo hẹp.

Với những giáo viên có thâm niên công tác, có mức lương cao hơn, từ 4 - 5 triệu đồng/tháng thì đời sống cũng không cải thiện được nhiều bởi còn phải chu cấp cho con học đại học rồi lo công ăn việc làm, dựng vợ gả chồng.

Với phương châm “túng thì phải tính”, nhiều giáo viên ngoài việc hàng ngày lên lớp còn phải “làm thêm một cái gì đó” để có thêm nguồn thu nhập. Từ thực tế cho thấy, có khoảng trên 50% giáo viên hiện nay, đặc biệt là giáo viên nam đều có nghề “tay trái”. “Nghề phụ” của giáo viên cũng khá đa dạng: có người xin cấp đất mở trang trại chăn nuôi; có người mở cửa hàng tạp hóa, dịch vụ internet, trò chơi điện tử, photocopy. Có người hành nghề theo “thời vụ” như: chụp ảnh hồ sơ, cho thuê đồ cưới, dẫn chương trình đám cưới, đánh đàn Oócgan…

Có một số giáo viên sau khi thấy nghề “tay trái” ăn nên làm ra đã quyết định bỏ nghề dạy học. Đáng tiếc là trong số đó có không ít người có năng lực chuyên môn vững vàng, là giáo viên dạy giỏi các cấp.

Qua tìm hiểu được biết, phần lớn giáo viên làm nghề “tay trái” đều có chung tâm tư: muốn yên tâm hàng ngày lên lớp với bảng đen phấn, trắng, với trang giáo án được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, toàn tâm, toàn ý với nghề nhưng vì đồng lương eo hẹp không đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình nên phải tìm “kế sinh nhai” ở một “nghề phụ” khác.

Lê Văn T là giáo viên dạy thể dục của một trường THPT ở huyện giáp ranh thành phố Vinh - Nghệ An. Ra trường đã gần 10 năm, với mức lương chưa đến 3,5 triệu đồng/tháng, còn phải nuôi mẹ già và hai đứa con. Đứa lớn đang học lớp 3, đứa bé mới 4 tuổi. Vợ anh không có việc làm, ngày hai buổi chạy chợ. Tiền lương của anh cộng gộp với tiền chạy chợ của vợ không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình có 5 miệng ăn.

Vậy là, buổi sáng T lên lớp, còn buổi chiều làm thêm cho một xưởng cơ khí tư nhân với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. T tâm sự: “May mà còn có sức khỏe và công việc làm thêm chứ nếu chỉ trông chờ vào lương đi dạy thì cuộc sống chật vật lắm. Tiền làm thêm tuy không nhiều nhưng còn có cái để mà trang trải”.

Trong những việc làm thêm của giáo viên, phổ biến hơn cả vẫn là dạy thêm. Dù đã được biên soạn, chỉnh lý nhiều lần, nội dung chương trình sách giáo khoa vẫn còn có tình trạng quá tải. Áp lực thi cử ngày càng gia tăng trong khi tâm lý phụ huynh muốn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con bồi dưỡng, mở mang kiến thức.

Nhu cầu học thêm của học sinh vì thế đang ngày càng lớn. Có “cầu” ắt có “cung”. Có giáo viên nhờ dạy thêm đã “phất” lên. Hình thức dạy thêm của giáo viên cũng đa dạng, phong phú: có người đến tận nhà học sinh để dạy (gia sư), có người dạy ở lò luyện thi.

Một số khác thì làm giáo viên “thỉnh giảng” ở các trường dân lập, tư thục. Là giáo viên dạy toán có năng lực chuyên môn khá của một trường THPT ở thành phố Vinh, Lê Văn H dạy “thỉnh giảng” ở một trường dân lập trên địa bàn thành phố, H còn có “chân” ở một lò luyện thi. Buổi tối, lúc rảnh rỗi H tranh thủ đi dạy gia sư. “Mỗi tuần dạy thêm cũng có ngót nghét một triệu cộng với lương chính gần 3 triệu đồng/tháng, cũng đủ để chi tiêu nhưng mà mệt lắm, tất bật cả ngày” - H cho biết.

Bận rộn với những công việc làm thêm, quỹ thời gian dành cho việc đầu tư soạn giáo án, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn của nhiều giáo viên trở nên eo hẹp. Trong khi đó, yêu cầu về tâm huyết và năng lực chuyên môn ngày càng cao đòi hỏi người giáo viên phải cập nhật kiến thức, tự bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian dành cho việc đầu tư chuyên môn bị cắt xén, hệ quả là chất lượng giờ dạy bị giảm sút và đối tượng chịu thiệt thòi nhất vẫn là học sinh.

Những giáo viên dành quá nhiều thời gian cho nghề “tay trái” thì nhiệt huyết, tâm lực cho những tiết dạy chính ở lớp cũng có phần bị mỏi mòn, mai một. Lối sống thực dụng chạy theo các giá trị vật chất được dịp len lỏi, danh dự nghề nghiệp ít nhiều bị ảnh hưởng.

Hiện tượng giáo viên “đứng núi này trông núi nọ” không chuyên tâm với nghề đang trở nên đáng quan ngại bởi đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Thiết nghĩ, để phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thì việc chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của người giáo viên ngày càng tốt hơn là việc làm thiết thực, cần được quan tâm.
Bùi Minh Tuấn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất