Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Hóa học là một môn không dễ học nhưng nó có mối liên quan rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Vì vậy, để học tốt trước hết, học sinh cần chú ý đến những kiến thức trên lớp và lên hệ nó với thực tế để nhanh chóng nhớ bài và nhớ lâu.

Bắt đầu từ năm 2007, môn Hoá được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Chính sự thay đổi này đã làm cho không ít thí sinh cảm thấy bối rối khi mà đang quen với cách làm bài thi theo phương pháp tự luận.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Image_10

Tuy nhiên, đối với môn Hoá khi thi trắc nghiệm không khác gì là cho đáp án mở. Chính vì vậy nếu thí sinh có chút thủ thuật kèm theo kiến thức cơ bản chắc thì không có câu hỏi nào trong đề thi là khó cả.

Trước khi lên lớp, nên chú ý những yếu tố sau:

1. Đọc bài học trước ở nhà, đánh dấu những chỗ khó hiểu hoặc chưa hiểu rõ.

2. Chú ý nghe giảng trên lớp đặc biệt là những phần mình đã đánh dấu, nếu vẫn chưa hiểu thì có thể trao đổi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô.

3. Ôn lại bài học trên lớp, làm nhiều dạng bài tập để khắc sâu bài giảng.

Vì hóa học là môn phải học thuộc nhiều nên bạn phải phân bố thời gian hợp lý. Mỗi ngày dành một thời gian cố định để học không nên bỏ cách quãng một thời gian rồi để dồn lại mới học.

Tính chất của các chất, ion cũng như các phương trình phản ứng là phần quan trọng nhất trong phần lớn các đề lý thuyết cũng như bài tập, do vậy phải rèn luyện tốt các kỹ năng này.

Đề thi trắc nghiệm sẽ rải đều tất cả kiến thức đã học và thời gian cũng khắt khe hơn so với đề thi tự luận do vậy không nên bỏ phần nào khi ôn tập và phải rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh đối với các dạng trắc nghiệm khác nhau.

Đừng rời bỏ kiến thức SGK:

Th.s Nhung cho rằng: Thí sinh luôn luôn phải nhớ không được rời bỏ những kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng luôn xoay quanh khối kiến thức này. Tuy nhiên đề thi thường không bao giờ có câu hỏi “rập khuôn” như trong SKG mà có sự biến đổi để phát huy tính sáng tạo của thí sinh.

Nội dung các đề thi không nằm ngoài chương trình SGK phổ thông hiện hành. Phần lớn các câu hỏi không yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng các định nghĩa, các khái niệm…, mà cần hiểu chúng và suy luận. Các câu hỏi xoay quanh về phương trình phản ứng, nhận biết chất tạo thành trong hồ sơ phản ứng, phương pháp điều chế các chất, chiếm tỉ lệ cao trong số các câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi về phần nhận biết các chất cũng tương đối nhiều, câu hỏi về tách chất ít hơn.

Thủ thuật khi giải bài toán Hoá học:

Th.s Nhung chia sẻ: Dù thi tự luận hay trắc nghiệm thì đối với bài toán Vô cơ hay Hữu cơ, thí sinh nhất thiết phải đọc kỹ đề bài để hiểu đúng nội dung yêu cầu của bài ra, viết đúng công thức của các chất và các phương trình phản ứng. Cần phải chú ý biện luận các chất phản ứng cho dư hay thiếu, phản ứng hoàn toàn hay chưa hoàn toàn… để biết được các sản phẩm của phản ứng là gì… Đây là bước quan trọng nhất của bài toán. Sau đó mới là bước lập phương trình và tính toán kết quả.

Đối với hình thức thi trắc nghiệm thì làm như thế nào để nhanh nhất là yếu tố quyết định đến kết quả của bài thi. Do đó, trong qúa trình làm bài thí sinh đừng nên lạm dụng các biểu thức toán học hay lạm dụng máy tính để tính toán.

Nguồn: Điểm thi tốt nghiệp THPT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất