Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

matnai
matnai Thành viên tích cực
Bài viết : 148
Danh vọng : 20
Tham gia : 26/12/2011
Những biện pháp cấm dạy thêm vừa rườm rà về thủ tục hành chính vừa hình thức và không khả thi

Việc học thêm của học sinh phổ thông là một nhu cầu thật của xã hội, không chỉ ở nước ta mà còn có ở một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Tỉ lệ học sinh học thêm chiếm đến 97% ở Singapore, Hàn Quốc là 90%, Hồng Kông (Trung Quốc) là 87%.

Nhu cầu của học sinh

Ngay cả nước Mỹ cũng có học thêm nhưng chỉ dành riêng cho những học sinh thua kém về sự nhận thức tiếp thu, thường tập trung vào các môn chính như ngôn ngữ, toán, lý, hóa. Đó là một hình thức dạy phụ đạo miễn phí tại trường cho các học sinh yếu kém. Hiệu quả của việc dạy thêm, học thêm là có, nếu không thì nó đã không tồn tại, mặc dù rất đáng lo ngại về nhiều vấn đề, như thời gian dành cho thể thao, giao tiếp, vui chơi của các em, chi tiêu của phụ huynh và tiêu cực trong giáo dục...


Dạy thêm, học thêm: Không nhất thiết phải cấm! 10DSC5367_6b3b2
Những học sinh tiểu học ở TPHCM tất bật đến các lớp học thêm sau giờ học chính khóa
Ở nước ta hiện nay, giáo dục còn nặng nề về thi cử. Phụ huynh thường rất hãnh diện về kết quả học tập của con em mình, muốn con em mình được xếp loại giỏi, xuất sắc, vào học các trường chuyên, trường điểm, đại học. Thế nên, việc học thêm lại càng có nhu cầu rất lớn từ phụ huynh. Việc dạy thêm ở nước ta thời gian qua một phần cũng vì thu nhập, thành tích mà giáo viên đã “kích cầu” quá mức, thậm chí ép buộc học sinh phải học thêm ở mọi cấp lớp. Như vậy, vì mặt trái của nó, vì dư luận xã hội mà ngành giáo dục cấm giáo viên dạy thêm thì có hợp lý? Có giải quyết triệt để những biến tướng của tình trạng dạy thêm, học thêm hiện nay?
Trong quản lý thì dùng biện pháp cấm đoán có lẽ là dễ nhất nhưng hiệu quả có thể kém nhất. Việc dạy thêm ngoài giờ dạy trong trường của giáo viên có là hành vi phạm pháp hay không, khi đó là sự lao động chân chính từ sức lao động của họ bỏ ra giúp ích cho xã hội để hưởng một khoản thù lao nhất định.

Giải quyết từ gốc rễ

Ở nhiều trường, ngoài thời gian dạy theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường bắt buộc học sinh học thêm, thậm chí các lớp chuyên cũng phải học thêm giờ... Với thực trạng tiêu cực trong dạy thêm như trên, thiết nghĩ không cần cấm đoán, vừa rườm rà về thủ tục hành chính vừa hình thức và không khả thi.
Đúng như Báo Người Lao Động đã đặt vấn đề trong bài “Dạy thêm, học thêm: Quản không được thì cấm!” (ngày 28-10), giải quyết một sự việc phải từ gốc rễ của vấn đề, là tại sao có nhiều tiêu cực trong dạy thêm, học thêm. Đó là do nội dung chương trình giảng dạy, cách đánh giá học sinh đã tạo một áp lực cho phụ huynh phải bắt con em họ đi học thêm ở mọi cấp lớp.

Từ cách kiểm tra đánh giá học sinh mà giáo viên có điều kiện ép buộc học sinh mình dạy phải đi học thêm để tăng thu nhập. Do đó, ngành giáo dục cần chấn chỉnh vấn đề cốt lõi là nội dung dạy, kiểm tra đánh giá như thế nào trong nhà trường. Quy định cụ thể dạy phụ đạo, ôn tập trong nhà trường, đồng thời phải có kiểm tra, xử lý nghiêm túc để không xảy ra tình trạng dạy thêm tràn lan, trá hình dưới danh nghĩa tự nguyện của phụ huynh.

Vấn đề kế tiếp là tổ chức lại cách thức kiểm tra, đánh giá trong lớp của giáo viên để hạn chế quyền lực “cho” điểm học sinh bằng những hình thức như dạy trước, làm trước bài tập giống bài kiểm tra... Hiện nay, các trường THCS, THPT ở TPHCM đã sử dụng đề kiểm tra chung được chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng đề của từng bộ môn; bài thi được rọc phách, hoán chuyển giáo viên khác chấm... đã phần nào có hiệu quả hạn chế giáo viên ép buộc học sinh học thêm.

Làm tốt những vấn đề trên thì dạy thêm chỉ là hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo viên nào, trung tâm nào có uy tín được phụ huynh, học sinh tín nhiệm thì tồn tại; ngược lại thì tự đào thải, trả lại công việc theo tự nhiên vốn có của nó chứ không là cấm đoán mà không khả thi.


Quy định oái oăm
Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định: “Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó”. Vậy cơ sở pháp lý nào bắt buộc giáo viên phải xin phép thủ trưởng cơ quan quản lý khi làm thêm ngoài giờ dạy học ở trường? Thông tư này cũng quy định: “Giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường”. Như vậy, giáo viên tự mở lớp dạy thêm thì xử trí ra sao?

Một quy định oái oăm khác là: “Học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh”. Điều này chỉ khả thi ở những trung tâm có nhiều lớp, còn trường hợp học sinh ít thì không thể thực hiện được.


BÙI VĂN TRƯỜNG (Giảng viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM)
0
coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Tại hội nghị giao ban 10 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Phú Yên ngày 12-11, vấn đề quản lý dạy thêm, học thêm được tập trung mổ xẻ.

Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho rằng nhiều điều quy định tại Thông tư 17 khó khả thi. Theo thông tư này, giáo viên không được dạy thêm học sinh chính khóa nhưng nếu họ đến một trung tâm nào đó dạy thêm lại gặp học sinh do mình đứng lớp đến học thì lẽ nào không được giảng dạy? Giáo viên chỉ được dạy thêm tại các trung tâm hoặc trường học nhưng hiện cơ sở vật chất ở các trường không đủ điều kiện để tổ chức dạy thêm.

“Hiện nay, các trường đều tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém không thu tiền. Khi tổ chức dạy thêm tại trường, những học sinh này lại đến học. Như vậy, đã có sự chồng lấn giữa phụ đạo và dạy thêm tại trường” - ông Thạch phân tích.

Theo ông Phan Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, Thông tư 17 xem việc dạy thêm, học thêm chỉ ở mặt tiêu cực, không đề cập mặt tích cực. Thực tế, nếu việc dạy thêm, học thêm tự nguyện sẽ giúp học sinh nâng cao kiến thức, giáo viên được nâng cao tay nghề. Ông Hồng cho rằng điều quan trọng là đưa ra cách quản lý hiệu quả chứ không phải bằng cách cấm đoán hay hạn chế tối đa. “Rõ ràng việc học thêm là một nhu cầu của xã hội” - ông Hồng khẳng định.

Đại diện các sở GD-ĐT 10 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đều cho rằng hiện còn nhiều giáo viên chưa hiểu kỹ những quy định dạy thêm, học thêm theo Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT. Vì thế, bộ cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên nghĩ rằng Thông tư 17 cấm dạy thêm là không đúng. “Giáo viên không được tổ chức dạy thêm chứ không phải không được dạy thêm” - ông Hoàn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết vì chưa có hướng dẫn cụ thể về việc dạy thêm, học thêm nên địa phương này đã tạm dừng việc triển khai Thông tư 17. Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Trúc, yêu cầu bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn Thông tư 17, các sở GD-ĐT cần thông tin chi tiết những quy định của thông tư này đến từng giáo viên để tránh tình trạng làm sai vì không hiểu rõ.

Nguồn nld.com.vn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất