Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Hai lúa
Hai lúa Thành viên năng nổ
Bài viết : 93
Danh vọng : 25
Tham gia : 15/12/2011
Khi học lớp 6, bài đầu tiên cô giáo Văn dạy tôi là "Học Văn để làm gì?". Không biết bây giờ các em học sinh có ý thức được điều đó không, nhưng nếu các em ý thức được điều đó, tôi nghĩ chương trình Văn học mà tôi học cách đây đã 12 năm vẫn còn nguyên giá trị.
Văn là người. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Học văn là học cách cảm, cách nghĩ.
Văn học có nhiều thể loại, nhưng học văn không phải chỉ để hình dung tưởng tượng những gì tác giả viết, mà là học cách hiểu, cách nghĩ, cảm xúc của tác giả khi viết những dòng văn ấy.
Học những tác phẩm tiền cách mạng, nắm bắt được những sự kiện chỉ là cái bề nổi, nếu chỉ thế thì học Lịch sử cho nhanh, mà phải học được cách mà tác giả cảm nhận về cuộc sống đau khổ của nhân dân, từ đó mới cảm nhận ró ràng hơn, sâu sắc hơn những gì mà con người đã trải qua trong thời kỳ ấy. Không một hình ảnh, âm thanh nào có thể miêu tả được những cảm xúc ấy ngoại trừ cảm nhận của chính người học, cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm.
Học văn học trung đại, không phải cố để hiểu cái mà tác giả miêu tả trong những thể thơ và ngôn ngữ Hán Việt khó hiểu ấy, mà phải cảm nhận được thời đó, cha ông ta cảm nhận cuộc sống như nào, lòng tự hào dân tộc...
Học văn học dân gian là học cách mà dân gian phản ánh cuộc sống, một cách mộc mạc giản dị với cuộc sống hằng ngày nhất...
Học văn không phải để hiểu lịch sử, mà là hiểu được cảm nhận của con người trong thời đại đó, phản ánh trong từng câu chữ, một cách tinh tế. Thế cho nên, không thể gộp môn Văn với bất kỳ môn nào khác, cũng như việc đánh giá những bài văn không hợp thời trong chương trình là chuyện không đúng.
Nếu ai cùng thời với tôi, chắc hẳn được học các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam mà cho đến giờ tôi vẫn ấn tượng nhất tác phẩm "Hai đứa trẻ". Tác phẩm nếu xét về mặt nội dung thì có thể nói là nghèo nàn, mà vẫn cuốn hút người đọc một cách kỳ lạ, bởi sự tinh tế.
Nếu xét về tiêu chí hợp thời hay đơn giản là đảm bảo học sinh hiểu được nội dung tác phẩm, có lẽ các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam chẳng thể bao giờ được sờ tới, bởi chẳng có gì để hiểu về nội dung cả, nhưng cái quan trọng hơn lai là hiểu được cái tinh tế và cảm xúc của người viết.
Lê Duy Hưng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết