Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử. Ngược dòng lịch sử ta có thể thấy từ thời đại đồ đá cho đến đồ đồng trải qua các giai đoạn Sơn Vi - Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn ... đến nay đều để lại những dấu tích văn hoá. Đến thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ với các vương triều từ Triệu - Đinh - Lý - Trần - Lê - Nguyễn thịnh suy từng lúc khác nhau nhưng những giá trị văn hoá - lịch sử để lại thật có giá trị và ý nghĩa muôn đời. Việc đưa lịch sử đến với mọi người dân cũng chính là hun đúc, làm giàu cho một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đó là trách nhiệm lớn của các nhà làm sử.

Ngày trước, khi vô tuyến truyền hình, phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, nhân vật lịch sử trong các triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chồng Pháp và chống Mỹ được đông đảo mọi người biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo cải lương ít ỏi đó. Nhưng ngày nay công chúng hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, điều này phải chăng dân chúng không yêu sử dân tộc nữa? Không đúng bởi đông đảo mọi người vẫn yêu lịch sử dân tộc với những bản hùng ca dựng nước và giữ nước, nhưng cái khó ở đây là nếu trước kia tuồng, chèo, phim ảnh, đến với công chúng vừa ít lại phần nhiều là theo các tích cổ truyền thống, do vậy kiến thức về lịch sử của họ nhiều hơn, còn ngày nay nguồn thông tin đa chiều, trong khi đó các tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài lịch sử lại không thành công, không lôi cuốn được người xem đến với mình, từ đó dẫn tới một chỗ trống qua kênh thông tin đó. Thử hỏi sẽ ra sao khi những lễ hội, tác phẩm nghệ thuật, những di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật cần được tôn tạo .... nếu không được làm và thẩm định từ những người am tường về kiến thức lịch sử. Chính vì thế việc đào tạo các chuyên ngành khoa học lịch sử cũng nên xem xét cho cân đối giữa đào tạo và tuyển dụng. Chứ như nghịch lý hiện nay việc đào tạo cung đã vượt cầu, lại thêm chuyện người học sử ra làm trái nghề còn người thiếu kiến thức lịch sử thì lại làm những công việc liên quan tới lịch sử.

Và có lẽ điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua quá thấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục. Có nhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa lịch sử chưa được hoàn chỉnh. Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phút không đủ để truyền tải... Và những kiến thức trong sách giáo khoa được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiện sửa đổi, điều này cũng khiến giáo viên thụ động hoàn toàn khi lên lớp. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở bậc phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên ở bậc học phổ thông hầu hết đã được đào tạo chuẩn đại học. Nhưng chất lượng như thế nào thì lại là điều cần xem xét lại. Kết quả tuyển sinh cho thấy đầu vào ở các khoa Lịch sử nhiều năm nay đều thấp. Yêu nghề, miệt mài trên giảng đường 4 năm, khi ra trường mấy ai trong số họ có được một chỗ để dạy, hay chỉ là tìm mọi cách để có được việc làm. Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn Lịch sử của giáo viên đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêu cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh những nội dung cơ bản của sách là đủ. Là một giáo viên trẻ, yêu và tâm huyết với nghề, thầy giáo Đoàn Xuân Hải – GV Lịch sử trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh đã tâm sự về những hạn chế đối với môn học này: Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học lịch sử kém hiệu quả, học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh lâu nay là học chay và dạy chay. Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem phim về lịch sử cũng là rất hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế các địa danh lịch sử. Lên lớp giáo viên cũng khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng tư liệu tham khảo thì lại quá thiếu, thế nên dù muốn, học sinh cũng khó có thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường.

Đúng là để học sinh yêu lịch sử và lịch sử trở nên hấp dẫn đối với người dân, thì cần phải thay đổi cách dạy và cách truyền đạt. Một trong những cách làm được nhiều người hưởng ứng là vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/2006, Tp Hồ Chí Minh đã có sáng kiến dựng lên hơn 600 banner ghi tên 46 vị anh hùng liệt nữ của Việt Nam từ thời huyền sử (mẹ Âu Cơ) cho đến những chứng nhân lịch sử hiện đại (Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định...). Tiếp đó dịp giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch lại có khoảng 800 banner ghi công từ Quốc phụ Lạc Long Quân, 18 đời vua Hùng đến các đời vua, chúa thời phong kiến đã có công dựng nước và mở mang bờ cõi để làm nên non sông Việt Nam ngày nay. đến Quốc khánh 2/9/2007 cũng lại có hơn 800 banner xuất hiện trên đường phố, bên cạnh các danh nhân tên tuổi như Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Ngọc Thạch... còn có tu sĩ các tôn giáo (Nguyễn Bá Luật, Nguyễn Văn Bình, Thích Bửu Đăng, Thích Quảng Đức, Sư Thiện Chiếu). Dân tộc ta có một chiều dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, uống nước nhớ nguồn, hiểu và biết lịch sử dân tộc, tri ân với tổ tiên và cách làm này đã đem lại ý nghĩa giáo dục lớn, người dân có điều kiện hiểu biết về các danh nhân lịch sử hơn.
Bắc Hà - Báo GDTĐ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất