Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 5 lần điều chỉnh trong 5 năm, tăng lương tối thiểu vẫn chưa đạt yêu cầu. Với các giải pháp hành chính, Nhà nước đang xây dựng đề án cải cách lương cho người lao động.
Trả lời phiên chất vấn Quốc hội sáng 15/6, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chính sách tiền lương hiện chưa động viên được cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc. Sau 5 năm thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, giai đoạn 2008-2012, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu, tăng 233% nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu, yêu cầu.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương theo hướng tăng dần mức lương tối thiểu. Điều đó được thực hiện trên cơ sở đổi mới hoạt động sự nghiệp công, đẩy mạnh cải cách hành chính, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế...
Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Trước đó, tại hội thảo "Thực trạng chính sách lương và giải pháp cải cách" tổ chức tại Hà Nội, ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ tiền lương, Bộ Nội vụ cho biết, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bằng 37,5% nhu cầu tối thiểu (nếu tính cả 25% phụ cấp công vụ thì đạt 46,9%). Đồng quan điểm, ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện nghiên cứu công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng 20 năm qua, lương tối thiểu chưa bao giờ đạt đến mức sống tối thiểu.
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Huyên, Phó vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Trung ương Đảng, chính sách lương bất hợp lý nó sẽ tạo "nút thắt", lực cản lớn cho sự phát triển kinh tế, miếng đất màu mỡ cho sự nhũng nhiễu, tham ô... Còn Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - bà Trương Thị Mai đề xuất đồng bộ với cải cách tiền lương phải là năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc.
Cũng theo Phó thủ tướng, từ năm 2003 đến đầu 2012, số cán bộ hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước ở cơ sở đã tăng 252%. Trong đó, cán bộ cấp xã tăng 170%, số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn tăng 347%. Việc triển khai thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã thuộc các huyện nghèo góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở.
Chế độ, chính sách như lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng... cũng ngày càng được hoàn thiện. Cùng với Trung ương, nhiều địa phương chủ động hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút, động viên cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, chế độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ này đến nay vẫn còn bất cập.
Trả lời phiên chất vấn Quốc hội sáng 15/6, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chính sách tiền lương hiện chưa động viên được cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với công việc. Sau 5 năm thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, giai đoạn 2008-2012, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu, tăng 233% nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu, yêu cầu.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương theo hướng tăng dần mức lương tối thiểu. Điều đó được thực hiện trên cơ sở đổi mới hoạt động sự nghiệp công, đẩy mạnh cải cách hành chính, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế...
Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Trước đó, tại hội thảo "Thực trạng chính sách lương và giải pháp cải cách" tổ chức tại Hà Nội, ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ tiền lương, Bộ Nội vụ cho biết, mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bằng 37,5% nhu cầu tối thiểu (nếu tính cả 25% phụ cấp công vụ thì đạt 46,9%). Đồng quan điểm, ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện nghiên cứu công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng 20 năm qua, lương tối thiểu chưa bao giờ đạt đến mức sống tối thiểu.
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Huyên, Phó vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Trung ương Đảng, chính sách lương bất hợp lý nó sẽ tạo "nút thắt", lực cản lớn cho sự phát triển kinh tế, miếng đất màu mỡ cho sự nhũng nhiễu, tham ô... Còn Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - bà Trương Thị Mai đề xuất đồng bộ với cải cách tiền lương phải là năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc.
Cũng theo Phó thủ tướng, từ năm 2003 đến đầu 2012, số cán bộ hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước ở cơ sở đã tăng 252%. Trong đó, cán bộ cấp xã tăng 170%, số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn tăng 347%. Việc triển khai thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã thuộc các huyện nghèo góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở.
Chế độ, chính sách như lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo, bồi dưỡng... cũng ngày càng được hoàn thiện. Cùng với Trung ương, nhiều địa phương chủ động hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút, động viên cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, chế độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ này đến nay vẫn còn bất cập.
Nguồn vnexpress