Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

coffee
coffee Thành viên ưu tú
Bài viết : 540
Danh vọng : 34
Tham gia : 04/12/2011
Sau khi đọc bài "Quy định dạy thêm xa thực tế?", tôi thực sự thấy buồn vì phản ứng của một số giáo viên. Bộ GD-ĐT ban hành thông tư về dạy thêm học thêm (DTHT) nhằm cải thiện tình trạng DTHT hiện nay và làm trong sạch hơn môi trường giáo dục, tuy có mặt còn hạn chế nhưng bước đầu cũng góp phần vào việc chấn chỉnh nạn DTHT. Tuy nhiên, một số giáo viên lại cho rằng "thông tư ra cho có chứ không ảnh hưởng gì tới họ trong cuộc sống hàng ngày".

"Ra cho có" cũng có nghĩa là họ không tôn trọng thông tư này và tình trạng DTHT như hiện nay sẽ không được cải thiện. Cuối cùng người chịu thiệt thòi vẫn là phụ huynh và học sinh.

Khía cạnh tích cực của việc dạy thêm là giúp hoc sinh củng cố và nâng cao kiến thức. Ngoài đội ngũ giáo viên đang dạy tại các trường còn có những giáo viên về hưu, sinh viên tốt nghiệp chưa xin được việc làm,...đều có thể đáp ứng được nhu cầu này. Vậy những giáo viên dạy giỏi lo gì không có người theo học, cho dù họ không được phép dạy những học sinh mà họ đang đứng lớp? Theo thông tư này, thu nhập của họ có thể giảm đi một chút nhưng lợi ích với toàn xã hội là rõ ràng. Học sinh không còn phải đi học thêm của thầy cô ở trường mặc dù các em không thực sự có nhu cầu. Giáo viên dạy thêm ít đi sẽ có nhiều thời gian hơn đầu tư cho bài giảng chính khóa làm cho chất lượng dạy học nâng cao, chứ không dạy qua quýt như trước đây để còn dạy thêm.

Trên thực tế, giáo viên ép học sinh học thêm nhưng hiệu trưởng thường làm ngơ hoặc cho phép vì hiệu trưởng và giáo viên là người một nhà. Giáo viên muốn tạo quan hệ tốt với hiệu trưởng là điều không khó. Nếu nói là đời sống giáo viên chỉ trông chờ vào đồng lương thì không nuôi nổi gia đình, vậy những giáo viên dạy địa lý, lịch sử, thể dục,...họ không bao giờ dạy thêm, ngày lễ, tết họ cũng không được nhận "phong bì" của phụ huynh học sinh thì họ kêu ai?

Việt Nam là một nước nghèo, đa số các ngành nghề đều bị trả lương thấp chứ không riêng gì ngành sư phạm. Mặc dù cũng có những thầy cô rất tâm huyết với nghề, có đạo đức nghề nghiệp nhưng số này rất ít. Tôi tha thiết mong mỏi giáo viên hãy vì sự phát triển tiến bộ của xã hội hy sinh một phần lợi ích cá nhân để cho thế hệ con cháu bớt khổ hơn. Xã hội cần lên án mạnh việc giáo viên tiểu học mở lớp dạy thêm tại nhà. Giáo viên chỉ giỏi kêu chương trình của các cháu nặng mà không tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học hiệu quả giúp các cháu tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng.

Đối với học sinh THCS, hơn ai hết học sinh ở cấp này đều muốn đạt danh hiệu học sinh giỏi để được cộng điểm thi lên lớp 10.

Ngoài nhu cầu học thêm thực sự để thi chuyển cấp, không ít phụ huynh cho con đi học thêm để không bị giáo viên trù, để bài kiểm tra đạt điểm cao kiếm danh hiệu học sinh giỏi (nhiều học sinh phản ánh là đề kiểm tra một tiết giống với bài cô cho học thêm).

Bên cạnh đó phụ huynh vẫn phải cho con đi học thêm ở ngoài để lấy kiến thức thực sự. Hậu quả là giáo viên dạy thêm nhiều quá không còn sức để dạy tốt ở lớp chính khóa, đôi khi họ còn bớt xén chương trình trên lớp, phân biệt đối xử với những học sinh không đi học thêm.

Phụ huynh phải chi thêm một khoản học phí trong khi đời sống của họ cũng còn nhiều khó khăn. Học sinh vất vả học thêm không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Việc DTHT ở cấp THPT là ít tiêu cực nhất vì học sinh học để lấy kiến thức thực sự cho việc thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học chứ không lấy thành tích.

Với tư cách là một phụ huynh học sinh tôi mong Bộ Giáo dục Đào tạo cấm triệt để việc dạy thêm tại các trường ở cả ba cấp học. Việc cấm hẳn không có ngoại lệ sẽ không sợ bị lách luật rắc rối. Nếu giáo viên vi phạm hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm và cần kêu gọi phụ huynh học sinh hợp tác tố giác những trường hợp dạy thêm sai quy định.
Tôi nghĩ nếu luật này được ban hành, phụ huynh học sinh trên cả nước sẽ vô cùng phấn khởi chứ không có chuyện họ không biết tìm giáo viên ở đâu cho con học thêm.



Vũ Tân Xuân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất