“Cha”- một tiếng gọi giản đơn mà rất đỗi thiêng liêng, sâu lắng. Trong tôi tình cha cao vời vợi như núi Thái Sơn, dạt dào như biển cả và ấm áp như cái nắng ban mai. Mỗi lần nghĩ đến cha là tôi có thêm nghị lực sống để hoàn thành tâm niệm của Người: “Nghề dạy học là nghề cao quý trong những nghề cao quý nghe con” – cha thường dạy bảo như vậy - Cha cho tôi tất cả tuổi thanh xuân của mình và tôi thầm biết ơn sâu sắc đến cha - người mà tôi luôn kính trọng và xem như là thần tượng của mình.
Các chế tôi kể lại: Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, nhà chỉ có mấy công đất làm nương rẫy. Cha mẹ tôi làm quần quật cả ngày mà vẫn thiếu trước, hụt sau. Cha tôi ăn bí, khoai nhiều hơn ăn cơm gạo đến nỗi vàng cả làn da, cha nhường phần cơm cho mẹ ăn để có sữa cho con bú. Thật không may ngày đó tôi bị bệnh phổi, chuyển sang ho, nóng sốt và giựt trợn trắng cả hai mắt. Cha tôi cuống lên đi mượn xuồng chở tôi đi bệnh viện, cha nói còn nước thì còn tát. Cha đã thức suốt đêm bên tôi, đắp cho tôi từng cái khăn nóng ấm. Khi tôi giựt mình, chới với thì cha ôm chặt tôi vào lòng, xoa dịu vào lưng tôi và cất tiếng hát ru giọng khàn khàn trong màn đêm tỉnh mịch.
Khi tôi lớn thêm một chút tôi mới nhận ra rằng cha là người có trách nhiệm với gia đình, một người cha mẫu mực luôn yêu thương mẹ và lo lắng cho 7 chị em chúng tôi ăn học. Ngày nào cũng vậy, dù trời mưa hay nắng cha cũng tình nguyện cõng đứa con gái bé bỏng hay bệnh tật của cha đến trường. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng áo nhưng chưa bao giờ cha than mệt mỏi, cái mùi nắng cháy khen khét mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Đi qua những cây cầu tre lắc lẽo có lần hai cha con suýt té xuống sông. Tôi hát cho cha nghe những bài ca cô dạy ở trường, còn cha thì kể chuyện ngày xưa cha đi bộ đội. Tôi mãi mê nghe cha kể chuyện mà đường đến trường bỗng thấy gần hơn.
Tối nào cũng vậy, bên ngọn đèn dầu cha dạy cho chị em tôi học bài và tập viết chữ. Có lần tôi viết cẩu thả chữ to, nhỏ không đều đặn, không ngay hàng cha không đánh đòn mà chỉ nghiêm nghị nói: Nét chữ là nết người phải nhớ lấy nghe con! Rồi cha chậm rãi giảng giải cho chị em tôi hiểu từng li từng tí một. Nhờ vậy mà dần dần tôi viết chữ đẹp hơn và những năm học tiếp theo tôi luôn được cô tặng điểm 10 vở sạch chữ đẹp. Tất cả là công dạy bảo của cha tôi đấy!
Thời gian trôi đi, tóc cha tôi có thêm nhiều sợi bạc và làn da thêm sạm nắng. Ngôi nhà lá cũng tới thời siêu vẹo, lá thì mục bấn nên mỗi lần trời mưa là chị em tôi lấy thau ra hứng nước, mấy cây đòn tay cũng bị mọt ăn rơi trắng xóa cả nhà. Thương vợ, thương con nhưng cha chưa có tiền để sửa lại, cha mua tấm cao su về che đỡ trên nóc mùng chỗ mẹ và các con cùng nằm. Rồi mẹ đột ngột bỏ cha và chị em tôi ra đi vĩnh viễn vì căn bệnh nan y. Cầm di ảnh của mẹ trên tay cha tôi rưng rưng nước mắt. Thương cha, nhớ mẹ chúng tôi cũng khóc theo cha. Ngày đó có lẽ một người bình thường sẽ không vượt qua khỏi cú sốc này nhưng cha tôi thì khác, cha tôi như cây tùng, cây bách đứng sừng sững cho chúng tôi nương tựa. Cha dạy tôi ở đời phải có nghị lực, phải vượt qua số phận mà sống và cống hiến cho xã hội bởi lẽ “Cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác lại mở ra”. Sự lạc quan và ý chí kiên cường của cha là hành trang cho tôi bước vào đời.
Sau 3 năm học lớp Cao đẳng sư phạm, tôi trở về quê xưa, một xóm nhỏ còn nghèo mà mỗi lần về đây phải đi qua mấy chặng đò. Cảnh vật thì như xưa mà cha tôi đổi khác đi nhiều, đâu rồi người cha khỏe mạnh, phong độ như trước đây? Trời ơi! tôi không tin vào mắt mình nữa, tay chân cha tôi giờ còn da bọc xương, ốm tong ốm teo vì bệnh viêm đa khớp. Còn đôi mắt thì đeo kính dày cộm mà cũng chẳng nhìn thấy rõ là ai. Mắt cha tôi bị cườm đá, đã có lần đi mổ nhưng không khỏi, kết quả là cha tôi bị lòa mãi mãi. Tôi chạy đến ôm cha mà khóc nức nở. Cha ơi! Sao cha lại giấu con? Sao mỗi lần con gọi điện về nhà cha đều nói là cha khỏe mạnh? Tay cha rung rung xoa lên đầu tôi, sờ lên mặt tôi lau nước mắt cho tôi và nói: “Cha xin lỗi con vì cha không thể biết được con ra sao trong hiện tại, chỉ biết dáng hình trước đây của con mà thôi.” Không! Cha ơi chính con mới là người có lỗi, con đã không về thăm cha thường xuyên hơn, con đã quá vô tâm để cho cha phải khắc khoải chờ đợi trong sức tàn, lực kiệt.
Những con đường mà trước kia cha thuộc nằm lòng giờ đây phải dùng gậy mò mẫm từng bước chân cô đơn và buồn bã. Tôi cảm thấy xót xa, ruột gan tôi như ai cào, ai xé. Sự hi sinh của cha như biển cả mênh mông mà tôi chỉ là hạt cát nhỏ phải nhờ những đợt sóng của cha để đến được bến bờ hạnh phúc.
Tôi được nhận về công tác tại xã nhà. Sáng đi dạy, chiều về chăm sóc cho cha, trồng thêm luống rau, luống cải. Lúc bấy giờ trong nhà chỉ còn có cha, tôi và một người anh trai, các chị đều đi lấy chồng xa, ít có dịp về thăm cha. Đêm nào cũng vậy cha nằm trên chiếc võng - mà trước đây mẹ tôi thường nằm - kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện buồn vui trong lúc tôi không có nhà. Rồi cha còn dạy tôi đạo đức, lối sống của nghề giáo, cha bảo tôi phải “văn ôn, võ luyện”, luôn luôn phấn đấu trở thành một giáo viên giỏi.
Hơn nửa chặng đường đi qua cha chỉ biết nghĩ cho các con mà quên đi bản thân mình, quên đi những căn bệnh đang dày vò trong cơ thể. Mỗi khi trái gió trở trời là căn bệnh khớp của cha lại hoành hành. Nhìn cha quằn quại trong cơn đau nhức tôi chỉ biết lấy chai dầu nóng trên đầu giường thoa lên đôi tay và đôi chân gầy guộc của cha. Rồi có khi cha tăng huyết áp, mặt đỏ bừng bừng, hạ huyết áp thì toàn thân lạnh ngắt, đắp mấy cái chăn cũng chưa ấm lại. Cha ơi! Con phải làm sao để cho cha bớt đau? Cha hãy nói cho con biết được không?
Và cái ngày định mệnh ấy lại đến với tôi thêm một lần nữa, cái ngày mà cha lìa bỏ chị em chúng tôi đi về cõi vĩnh hằng. Nơi ấy cha sẽ không còn thấy đớn đau của bệnh tật và được gặp lại mẹ phải không cha? Bây giờ tôi mới thấm thía được ý nghĩa của câu ca dao: “Còn cha còn mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây”. Tôi thực sự trở thành đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ, những con đường mà tôi đi qua sau này sẽ không còn có cha hiện hữu, không còn có cha vỗ về, an ủi, động viên khi tôi vấp ngã, tôi phải tự đứng lên trên đôi chân của mình và tiếp tục đi dù có sướng vui hay đau khổ.
Cha ơi! mùa Vu Lan đã sắp đến rồi và chúng con bùi ngùi cài cho mình những bông hồng màu trắng tinh khôi. Màu trắng vốn tượng trưng cho những điều thật thanh cao, thật đẹp, giản đơn mà sâu sắc và màu trắng của bông hồng cài áo cũng thế - vẫn đẹp đến lạ lùng, đến se sắt, đến tê lòng…
Cha kính yêu của chúng con! Những lời văn vụng về của con hôm nay xin được viết về cha bằng tất cả lòng biết ơn vô hạn. Con biết rằng cha chẳng bao giờ đọc được nó đâu nhưng con vẫn muốn viết, viết thật nhiều - Cảm ơn cha đã dạy chúng con lẽ sống làm người dù cha là người thầy chưa một lần đứng trên bục giảng. Vâng! cho dù có đi đâu, về đâu, với cương vị nào trong xã hội thì chúng con vẫn luôn nhớ đến cha - người thầy kính yêu sẽ sống mãi trong lòng của chúng con !
Các chế tôi kể lại: Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, nhà chỉ có mấy công đất làm nương rẫy. Cha mẹ tôi làm quần quật cả ngày mà vẫn thiếu trước, hụt sau. Cha tôi ăn bí, khoai nhiều hơn ăn cơm gạo đến nỗi vàng cả làn da, cha nhường phần cơm cho mẹ ăn để có sữa cho con bú. Thật không may ngày đó tôi bị bệnh phổi, chuyển sang ho, nóng sốt và giựt trợn trắng cả hai mắt. Cha tôi cuống lên đi mượn xuồng chở tôi đi bệnh viện, cha nói còn nước thì còn tát. Cha đã thức suốt đêm bên tôi, đắp cho tôi từng cái khăn nóng ấm. Khi tôi giựt mình, chới với thì cha ôm chặt tôi vào lòng, xoa dịu vào lưng tôi và cất tiếng hát ru giọng khàn khàn trong màn đêm tỉnh mịch.
Khi tôi lớn thêm một chút tôi mới nhận ra rằng cha là người có trách nhiệm với gia đình, một người cha mẫu mực luôn yêu thương mẹ và lo lắng cho 7 chị em chúng tôi ăn học. Ngày nào cũng vậy, dù trời mưa hay nắng cha cũng tình nguyện cõng đứa con gái bé bỏng hay bệnh tật của cha đến trường. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng áo nhưng chưa bao giờ cha than mệt mỏi, cái mùi nắng cháy khen khét mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Đi qua những cây cầu tre lắc lẽo có lần hai cha con suýt té xuống sông. Tôi hát cho cha nghe những bài ca cô dạy ở trường, còn cha thì kể chuyện ngày xưa cha đi bộ đội. Tôi mãi mê nghe cha kể chuyện mà đường đến trường bỗng thấy gần hơn.
Tối nào cũng vậy, bên ngọn đèn dầu cha dạy cho chị em tôi học bài và tập viết chữ. Có lần tôi viết cẩu thả chữ to, nhỏ không đều đặn, không ngay hàng cha không đánh đòn mà chỉ nghiêm nghị nói: Nét chữ là nết người phải nhớ lấy nghe con! Rồi cha chậm rãi giảng giải cho chị em tôi hiểu từng li từng tí một. Nhờ vậy mà dần dần tôi viết chữ đẹp hơn và những năm học tiếp theo tôi luôn được cô tặng điểm 10 vở sạch chữ đẹp. Tất cả là công dạy bảo của cha tôi đấy!
Thời gian trôi đi, tóc cha tôi có thêm nhiều sợi bạc và làn da thêm sạm nắng. Ngôi nhà lá cũng tới thời siêu vẹo, lá thì mục bấn nên mỗi lần trời mưa là chị em tôi lấy thau ra hứng nước, mấy cây đòn tay cũng bị mọt ăn rơi trắng xóa cả nhà. Thương vợ, thương con nhưng cha chưa có tiền để sửa lại, cha mua tấm cao su về che đỡ trên nóc mùng chỗ mẹ và các con cùng nằm. Rồi mẹ đột ngột bỏ cha và chị em tôi ra đi vĩnh viễn vì căn bệnh nan y. Cầm di ảnh của mẹ trên tay cha tôi rưng rưng nước mắt. Thương cha, nhớ mẹ chúng tôi cũng khóc theo cha. Ngày đó có lẽ một người bình thường sẽ không vượt qua khỏi cú sốc này nhưng cha tôi thì khác, cha tôi như cây tùng, cây bách đứng sừng sững cho chúng tôi nương tựa. Cha dạy tôi ở đời phải có nghị lực, phải vượt qua số phận mà sống và cống hiến cho xã hội bởi lẽ “Cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác lại mở ra”. Sự lạc quan và ý chí kiên cường của cha là hành trang cho tôi bước vào đời.
Sau 3 năm học lớp Cao đẳng sư phạm, tôi trở về quê xưa, một xóm nhỏ còn nghèo mà mỗi lần về đây phải đi qua mấy chặng đò. Cảnh vật thì như xưa mà cha tôi đổi khác đi nhiều, đâu rồi người cha khỏe mạnh, phong độ như trước đây? Trời ơi! tôi không tin vào mắt mình nữa, tay chân cha tôi giờ còn da bọc xương, ốm tong ốm teo vì bệnh viêm đa khớp. Còn đôi mắt thì đeo kính dày cộm mà cũng chẳng nhìn thấy rõ là ai. Mắt cha tôi bị cườm đá, đã có lần đi mổ nhưng không khỏi, kết quả là cha tôi bị lòa mãi mãi. Tôi chạy đến ôm cha mà khóc nức nở. Cha ơi! Sao cha lại giấu con? Sao mỗi lần con gọi điện về nhà cha đều nói là cha khỏe mạnh? Tay cha rung rung xoa lên đầu tôi, sờ lên mặt tôi lau nước mắt cho tôi và nói: “Cha xin lỗi con vì cha không thể biết được con ra sao trong hiện tại, chỉ biết dáng hình trước đây của con mà thôi.” Không! Cha ơi chính con mới là người có lỗi, con đã không về thăm cha thường xuyên hơn, con đã quá vô tâm để cho cha phải khắc khoải chờ đợi trong sức tàn, lực kiệt.
Những con đường mà trước kia cha thuộc nằm lòng giờ đây phải dùng gậy mò mẫm từng bước chân cô đơn và buồn bã. Tôi cảm thấy xót xa, ruột gan tôi như ai cào, ai xé. Sự hi sinh của cha như biển cả mênh mông mà tôi chỉ là hạt cát nhỏ phải nhờ những đợt sóng của cha để đến được bến bờ hạnh phúc.
Tôi được nhận về công tác tại xã nhà. Sáng đi dạy, chiều về chăm sóc cho cha, trồng thêm luống rau, luống cải. Lúc bấy giờ trong nhà chỉ còn có cha, tôi và một người anh trai, các chị đều đi lấy chồng xa, ít có dịp về thăm cha. Đêm nào cũng vậy cha nằm trên chiếc võng - mà trước đây mẹ tôi thường nằm - kể cho tôi nghe bao nhiêu chuyện buồn vui trong lúc tôi không có nhà. Rồi cha còn dạy tôi đạo đức, lối sống của nghề giáo, cha bảo tôi phải “văn ôn, võ luyện”, luôn luôn phấn đấu trở thành một giáo viên giỏi.
Hơn nửa chặng đường đi qua cha chỉ biết nghĩ cho các con mà quên đi bản thân mình, quên đi những căn bệnh đang dày vò trong cơ thể. Mỗi khi trái gió trở trời là căn bệnh khớp của cha lại hoành hành. Nhìn cha quằn quại trong cơn đau nhức tôi chỉ biết lấy chai dầu nóng trên đầu giường thoa lên đôi tay và đôi chân gầy guộc của cha. Rồi có khi cha tăng huyết áp, mặt đỏ bừng bừng, hạ huyết áp thì toàn thân lạnh ngắt, đắp mấy cái chăn cũng chưa ấm lại. Cha ơi! Con phải làm sao để cho cha bớt đau? Cha hãy nói cho con biết được không?
Và cái ngày định mệnh ấy lại đến với tôi thêm một lần nữa, cái ngày mà cha lìa bỏ chị em chúng tôi đi về cõi vĩnh hằng. Nơi ấy cha sẽ không còn thấy đớn đau của bệnh tật và được gặp lại mẹ phải không cha? Bây giờ tôi mới thấm thía được ý nghĩa của câu ca dao: “Còn cha còn mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây”. Tôi thực sự trở thành đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ, những con đường mà tôi đi qua sau này sẽ không còn có cha hiện hữu, không còn có cha vỗ về, an ủi, động viên khi tôi vấp ngã, tôi phải tự đứng lên trên đôi chân của mình và tiếp tục đi dù có sướng vui hay đau khổ.
Cha ơi! mùa Vu Lan đã sắp đến rồi và chúng con bùi ngùi cài cho mình những bông hồng màu trắng tinh khôi. Màu trắng vốn tượng trưng cho những điều thật thanh cao, thật đẹp, giản đơn mà sâu sắc và màu trắng của bông hồng cài áo cũng thế - vẫn đẹp đến lạ lùng, đến se sắt, đến tê lòng…
Cha kính yêu của chúng con! Những lời văn vụng về của con hôm nay xin được viết về cha bằng tất cả lòng biết ơn vô hạn. Con biết rằng cha chẳng bao giờ đọc được nó đâu nhưng con vẫn muốn viết, viết thật nhiều - Cảm ơn cha đã dạy chúng con lẽ sống làm người dù cha là người thầy chưa một lần đứng trên bục giảng. Vâng! cho dù có đi đâu, về đâu, với cương vị nào trong xã hội thì chúng con vẫn luôn nhớ đến cha - người thầy kính yêu sẽ sống mãi trong lòng của chúng con !
Đặng Diễm Hồng