Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ANTĐ - Nhu cầu học tiếng Anh từ lứa tuổi mầm non đang ngày càng phát triển trong các trường học ở thành phố lớn. Với quan niệm cho trẻ em tiếp cận ngoại ngữ càng sớm càng tốt sẽ giúp trẻ bứt phá về trình độ tiếng Anh sau này, nhiều bậc phụ huynh “vỡ mộng” bởi điều kiện chương trình và giảng dạy thực tế chưa hoàn toàn tương thích.

Học tiếng Anh mầm non: Cho trẻ học sớm nhưng phải đúng phương pháp WJxuzkR
Trẻ thích thú nếu được làm quen tiếng Anh đúng cách

Khi nào bắt đầu cho trẻ học Tiếng Anh?

Sau một thời gian tạm dừng dạy tiếng Anh trong trường mầm non, mới đây Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường dạy tiếng Anh trở lại với điều kiện chương trình phải qua thẩm định của các cấp quản lý. Câu hỏi đặt ra với các bậc phụ huynh là nên cho con mình bắt đầu làm quen tiếng Anh từ độ tuổi nào, phương pháp ra sao để đem lại hiệu quả.

Không ít phụ huynh đã nói “không” với tiếng Anh khi con ở độ tuổi mầm non bởi cho rằng con nói tiếng Việt còn chưa sõi, chưa biết viết, biết đọc, làm sao học được tiếng Anh. “Trường của con tôi mới được công nhận đạt chuẩn quốc gia, kèm theo đó cũng chính thức mở chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non với học phí 200.000 đồng/cháu/tháng. Học phí không nhiều nhưng tôi băn khoăn, không biết liệu con có tiếp thu được không? Liệu có lợi bất cập hại khi cho con học từ khi còn nhỏ thế này?” - chị Trần Mai Anh, phụ huynh trường mầm non Sơn Ca cho biết.

Nhu cầu học tiếng Anh bậc mầm non trên thực tế rất lớn. Theo Th.S Nguyễn Minh Tuấn, Khoa tiếng Anh, trường CĐ Sư phạm Trung ương, khảo sát của trường này với trên 50 trường mầm non tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM cho thấy, khi được hỏi về độ tuổi phù hợp cho trẻ bắt đầu làm quen với tiếng Anh, 68,3% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng trẻ 3 tuổi có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phản ánh thực tế tại trường mầm non thực hành Hoa Sen, Th.S Nguyễn Thị Đông, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cha mẹ học sinh mầm non rất muốn cho con em mình được làm quen với tiếng Anh ngay ở lứa tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Từ năm học 2008 - 2009, nhà trường đã tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh theo đề án “Cho trẻ làm quen tiếng Anh với phần mềm Eduplay”. Từ năm 2013 đến nay, nhà trường đã xây dựng thí điểm đề án “Cho trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi làm quen với tiếng Anh” được trường CĐ Sư phạm Trung ương phê duyệt.

Băn khoăn chất lượng giảng dạy

TS Đặng Lộc Thọ, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương cho rằng ngay từ 3 tuổi, trong các điều kiện thuận lợi được tiếp cận với chương trình làm quen tiếng Anh thích hợp trẻ có thể phát âm đúng các từ tiếng Anh phù hợp với độ tuổi; có khả năng tiếp cận, tiếp thu tiếng Anh như một ngoại ngữ... Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chất lượng dạy tiếng Anh trong trường học. TS Đặng Lộc Thọ cho biết, khảo sát của trường này cho thấy hiện chỉ có khoảng 10% đơn vị giáo dục mầm non tự tổ chức dạy tiếng Anh tại trường, 90% thực hiện theo hình thức liên kết với các tổ chức bên ngoài.

Bà Đinh Bích Thủy, Phó trưởng Phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết, hiện Hà Nội có 106/967 cơ sở mầm non thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh, với trên 13.000 trẻ được học. “Hầu hết các trung tâm ngoại ngữ có nhu cầu liên kết với trường chỉ có kinh nghiệm đối với cấp học phổ thông, chưa thật sự hiểu về cấp học mầm non” - bà Thủy nhận xét. Được biết, hiện tại việc đào tạo chuyên nghiệp giáo viên giảng dạy tiếng Anh bậc mầm non mới chỉ được triển khai ở một số ít trường sư phạm, trong khi đây lại là bậc học có đặc thù riêng, cần đòi hỏi sự chính xác về cả phương pháp lẫn kiến thức.

Bên cạnh đó, theo Th.S Đinh Thị Thu Hằng, Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nha Trang, một số nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng học ngoại ngữ ở độ tuổi quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển tiếng mẹ đẻ của trẻ. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng độ tuổi quan trọng nhất để phát triển tiếng mẹ đẻ là từ 2 - 4 tuổi. Sự tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ có thể bị chậm lại nếu trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai trong một thời gian dài ở trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ…

Bà Hằng cho rằng, việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh phải được tiến hành qua hình thức vui chơi một cách phù hợp, và chỉ nên bắt đầu đối với những trẻ từ 4 tuổi trở lên. Theo Th.S Lê Thị Luận, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, để cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ đạt được hiệu quả cao nhất nên tổ chức từ lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Vì ở lứa tuổi này, trẻ đã có một số vốn từ nhất định, có khả năng bắt chước và ghi nhớ có chủ định.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất