Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Vấn đề không nằm ở môn Sử Empty Vấn đề không nằm ở môn Sử Wed Nov 18, 2015 2:06 pm

trannhathumg
trannhathumg Spammer
Bài viết : 23
Danh vọng : 0
Tham gia : 02/04/2015
Tôi có cảm giác những người chê trách Bộ GD-ĐT nỡ lòng nào bỏ môn Sử và lãnh đạo bộ này hình như không lắng nghe nhau.

Vấn đề không nằm ở môn Sử UeYOQvb
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát biểu tại kỳ họp Quốc hội - Ảnh: Ngọc Thắng

Và hình như lãnh đạo Bộ cũng không mặn mà chuyện bảo vệ cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông do chính người của Bộ biên soạn.

Trước hết, xin nói về kết quả một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) thực hiện và công bố gần đây. Khi được hỏi những kỹ năng nào là quan trọng nhất để giúp học sinh (HS) sau này tiến thân trong cuộc sống, đến 90% trả lời “giao tiếp”. Sau đó là “đọc hiểu” (86%), “toán” (79%), “làm việc theo nhóm” (77%) và “viết” (75%)... Đó là chuyện ở Mỹ, nhưng tôi nghĩ cũng đúng ở VN.

Khi ra đời để thành công trong bất kỳ cương vị nào, những kiến thức cụ thể như Nguyễn Du sinh năm mấy, thủ đô của Úc là gì, vua Quang Trung mất năm nào... sẽ không nằm trong hành trang của người mưu sinh. Còn ai năm mười năm sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học mà còn nhớ được chừng một phần ba kiến thức đã dùi mài suốt 12 năm ngồi ở ghế nhà trường?
Thế nhưng, cánh cửa cuộc đời sẽ rộng mở cho người biết giao tiếp, làm việc chung với tập thể, biết đọc hiểu những gì cần cho công việc và để ứng xử với cuộc sống, biết diễn đạt một cách gãy gọn và thuyết phục điều họ muốn trình bày.

Cải cách giáo dục là phải nhắm tới chuyện đó: chuyển từ việc truyền đạt kiến thức sang hình thành năng lực cho HS; trong đó, theo tôi, quan trọng nhất là năng lực sáng tạo và năng lực tự học. Chắc chắn nền giáo dục hiện nay chưa làm được chuyện đó nên dù HS có thể có kiến thức, đạt điểm cao trong các kỳ thi khảo sát, kể cả so sánh với quốc tế nhưng không đủ hành trang vào đời như chúng ta hay xã hội mong muốn.

Và lẽ ra xã hội phải bàn sâu, bàn cụ thể xem thử cái chương trình mà Bộ GD-ĐT đưa ra có làm được sự chuyển biến này hay không chứ sao lại nhảy vào chuyện bỏ hay không bỏ môn Sử, thay hay không thay một bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà...? Dư luận có thể bị kéo vào những chuyện không đâu vào đâu như bìa cuốn Truyện Kiều, nhưng Bộ GD-ĐT và Quốc hội không thể để bị lôi kéo vào các câu chuyện cụ thể như thế mà phải thoát ra để có cái nhìn tổng thể, để đưa ra giải pháp mang tính đột phá cho nền giáo dục nước nhà.

Xin đừng chủ quan cho rằng các nước ấn định Sử là môn độc lập hay bắt buộc. Chỉ riêng cách dạy môn Sử, tích hợp hay độc lập, tự chọn hay bắt buộc, một tài liệu của EU đã liệt kê hàng chục cách làm khác nhau của các nước. Và với các môn khác, cách làm, cách tổ chức chương trình cũng khác nhau - rất đa dạng và phong phú.

Thử đọc chương trình và cách dạy môn Sử ở một số nước, cái toát lên là HS lần lượt theo từng cấp học sẽ được cung cấp cái nhìn toàn cảnh về Lịch sử của nhân loại, từ những nền dân chủ sơ khai ở Hy Lạp, La Mã đến các cuộc Thập tự chinh; từ thời Phục hưng đến các cuộc đại chiến... Tôi hình dung nền kiến thức vẫn còn đó nhưng HS dùng nó làm chất liệu để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, trình bày, viết lách... kể cả tranh luận và thuyết trình chứ bản thân kiến thức không phải là đích hướng đến.
Còn chúng ta, những người từng học môn Sử thuộc lòng như cháo ở phổ thông, giờ muốn tranh luận, nhận xét hay đơn giản là chỉ để hiểu IS và vụ khủng bố mới đây nhất ở Paris, ắt phải tìm đọc lại Lịch sử hình thành các tôn giáo lớn hay thậm chí tìm hiểu lại thế giới đã chuyển từ chiến tranh lạnh sang xung đột giữa các nền văn minh như thế nào.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT là một nỗ lực cải cách đúng hướng nhưng không được truyền thông đầy đủ - từ đó những ý kiến cực đoan phê phán chuyện bỏ môn Sử mới có dịp lan ra. Có lẽ việc cần làm với Bộ không chỉ là “xin ý kiến Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội đồng Lý luận...” mà là phải làm việc lại với ban soạn thảo để có kế hoạch giải thích đầy đủ dự thảo này cho mọi người, kể cả các nhà Sử học hiểu rõ.

Nguồn: Nguyễn Vạn Phú

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất