Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

matnai
matnai Thành viên tích cực
Bài viết : 148
Danh vọng : 20
Tham gia : 26/12/2011
Đó là mong mong muốn tha thiết của học sinh (HS) nêu lên trong buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM và đại diện hơn 200 trường THPT diễn ra ngày 28-3. Nhiều bức xúc của các em về chuyện học, các mối quan hệ trong cuộc sống cũng được các em chia sẻ rất thật và sôi nổi tại buổi đối thoại.

Hội chứng thờ ơ của người lớn

“Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ nhưng hiện nay việc học đã lấy đi hết thời gian của chúng em, chúng em được giáo dục như một chiếc máy photocopy, thiếu thời gian giải trí, thiếu kỹ năng sống…” - HS Nguyễn Huy Hiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An bày tỏ.

HS Trần Lê Thanh Diệu, Trường THPT Thủ Đức cũng cho rằng, hiện nay các em bị áp lực từ nhiều phía, trong gia đình bị áp lực từ cha mẹ, luôn đòi hỏi con phải học thêm nhiều thứ để theo kịp bạn bè, nhiều khi chỉ vì quá lo lắng về thành tích học của con mà quên đi con mình đang cần gì, các em khát khao được người lớn gần gũi, quan tâm, khuyến khích. Ngành giáo dục hãy tổ chức diễn đàn cho phụ huynh để lắng nghe được suy nghĩ của các em.

“Ở trường, những buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm hiện đang trở thành nỗi ám ảnh của học trò. Hầu như trong các buổi sinh hoạt thầy cô chủ yếu là phê phán, chỉ trích học trò dù chỉ là những lỗi rất nhỏ mà không hề tìm hiểu kỹ nguyên nhân hay lắng nghe HS nói để tìm cách giúp đỡ, động viên các em”, một HS Trường Nguyễn Văn Cừ chia sẻ.


Tiếng nói của học sinh THPT: Cần được yêu thương, chia sẻ Images415097_2a
Học sinh nêu tâm tư, nguyện vọng tại buổi đối thoại
Đàm Lê Quỳnh Giao, Trường THPT Trần Quang Khải phản ánh có trường hợp thầy cô dùng lời lẽ xúc phạm HS, lâu ngày khiến không ít bạn bị trầm cảm. Nếu không kịp thời giải tỏa, HS rất chán nản và có những hành động tiêu cực. Võ Thị Quỳnh Như, Trường THPT Lê Quý Đôn tha thiết mong muốn ở trường có những câu lạc bộ hoặc sinh hoạt chuyên đề về lòng yêu thương con người, bởi sự thờ ơ hiện nay của người lớn khiến các em khát khao được yêu thương, sẻ chia. Học sinh cần được bồi dưỡng về tâm hồn, tình yêu thương con người để thấy cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn.

“Học nhiều nhưng chẳng hiểu bao nhiêu”

Nhiều HS cũng nêu thực tế sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp THPT, số tiết học của các môn thi tăng lên nhưng không hỗ trợ được HS yếu. Đã vậy, tình trạng học thêm càng tràn lan. Nhiều HS khó khăn muốn được học thêm nhưng không có điều kiện.

HS Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trường THPT Trần Hữu Trang đặt câu hỏi: “Bản thân em không học khá môn Hóa nhưng vì không có tiền nên không thể đến lớp học thêm, làm sao em có thể được học thêm như các bạn khác?”.

HS Quốc Trí, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng chương trình học hiện nay quá nặng về lý thuyết, không có thời gian để thực hành, việc phân bổ chương trình học chưa phù hợp. Như ở môn Văn, có những bài học được phân ra làm 3 tiết nhưng thực tế phải học gấp đôi thời lượng mới chuyển tải được nội dung, hay ở môn Sử, sự trùng lặp nội dung giữa bậc THCS và THPT quá nhiều. Học sử quan trọng là giúp HS hiểu được tinh thần lịch sử, trọng tâm của các sự kiện hơn là phải học từ những con số và sự kiện nhỏ như hiện nay. Chính vì học quá nhiều con số, chi tiết vụn vặt nên HS học nhiều nhưng chẳng nắm được bao nhiêu.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, thực tế các môn học không phát huy được tính sáng tạo và giúp HS thể hiện khả năng của mình vì thiếu những câu lạc bộ, phòng thực hành để các em phát huy. Môn Giáo dục công dân quá khô khan, thiếu những câu chuyện thực tế. Môn tiếng Anh thiếu kỹ năng giao tiếp… Học quá nhiều môn học nhưng ít được ứng dụng trong cuộc sống khiến HS không xác định được mục đích của môn học.

Tại buổi đối thoại với HS, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết sẽ cố gắng giải quyết những ý kiến chính đáng của HS. Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo, đối với các HS yếu, kém, nhà trường phải có nhiệm vụ giúp đỡ, phụ đạo các em miễn phí. Mỗi giáo viên phải là tấm gương, là người cha, người mẹ và là bạn của các em mới làm đúng nguyên tắc trong ngành sư phạm. Thái độ la mắng, thiếu quan tâm là chưa hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nhà giáo. Các trường cần tăng cường các hoạt động tích hợp vận dụng các môn học với giáo dục kỹ năng sống cho HS, tổ chức các diễn đàn, trao đổi để tạo sự chan hòa tình cảm trong cuộc sống, giúp các em phát triển thành con người toàn diện, có ích cho xã hội.
Lê Linh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất