Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

yeuthammy052
yeuthammy052 Spammer
Bài viết : 12
Danh vọng : 0
Tham gia : 21/11/2014
Nhiều đề kiểm tra học kỳ 1 môn sử các khối của Phòng giáo dục quận 1, TP.HCM đã gây ấn tượng đối với giáo viên và các chuyên gia khi yêu cầu sự vận dụng kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.

Đề thi yêu cầu học sinh 'vào vai' lãnh đạo Nhà nước 4llP0Rw
Đề kiểm tra học kỳ môn sử khối 8
 
Nếu em làm lãnh đạo, sẽ không để ai thất nghiệp

Điển hình nhất là đề kiểm tra môn sử lớp 8 (ngày kiểm tra 12.12.2014).


“Nếu em là lãnh đạo Nhà nước, em sẽ kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, giảm thuế doanh nghiệp; theo em nên đầu tư nâng cao trình độ cho nhân lực lao động ở tất cả các lĩnh vực; nếu em làm lãnh đạo, em sẽ giải quyết việc làm cho người lao động, không để ai phải thất nghiệp…”, trích bài làm của các học sinh lớp 8
Trong ý 2, câu 1 của đề thi môn sử khối 8 yêu cầu: Nếu em đóng vai trò là một trong những nhà lãnh đạo của Nhà nước ta hiện nay, em có thể đưa ra những biện pháp gì để tạo điều kiện cho nhân dân làm giàu (1 điểm).

Trước ý 2 của câu hỏi này, một số người đánh giá đề thi mang tính nội hàm quá cao, lại bao quát rộng so với sức của một học sinh lớp 8. Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng cũng như giáo viên môn sử ở các trường THCS tại TP.HCM đánh giá cao câu hỏi này ở tính sáng tạo.

Cô Nguyễn Thị Kiều Phương, giáo viên sử (Trường THCS Nguyễn Du, quận 1) cho biết: “Ý 2 của câu 1 đề thi môn sử khối 8 rất hay, học sinh không chỉ học thuộc bài mà còn phải vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế. Điển hình là các em sẽ hóa thân suy nghĩ của mình thành lãnh đạo Nhà nước để giúp nhân dân làm giàu”.

Nhân định về đề kiểm tra, cô Phương cho biết thêm: “Đề vừa sức học sinh chứ không quá khó. Hiện nay tôi đang chấm bài, và thấy có nhiều em làm rất tốt”.

Cụ thể, cô Phương cũng liệt kê ra hàng loạt bài làm của học sinh liên quan đến câu hỏi này, như: “Nếu em là lãnh đạo Nhà nước, em sẽ kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, giảm thuế doanh nghiệp; theo em nên đầu tư nâng cao trình độ cho nhân lực lao động ở tất cả các lĩnh vực; nếu em làm lãnh đạo, em sẽ giải quyết việc làm cho người lao động, không để ai phải thất nghiệp…”.

“Qua cách thể hiện của học sinh, tôi nhận thấy các em thể hiện quan điểm tốt. Thậm chí các em còn có được cái nhìn vĩ mô, có vai trò và trách nhiệm với thời cuộc”, cô Phương nói thêm.

Phát huy đề mở ở môn sử

PGS-TS Hà Minh Hồng, Trưởng bộ môn lịch sử Việt nam, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nói: “Học sử, học sinh phải qua 4 yếu tố: biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao đối với mỗi bài học. Người ta thường chọn một hoặc kết hợp 2, hoặc kết hợp 3 yếu tố trên để đưa vào đề (hiếm khi kết hợp 4 yếu tố đó). Đề kiểm tra môn sử khối 8 yêu cầu học sinh phải hiểu và vận dụng cao. Theo tôi đề có yếu tố vận dụng cao là hơi khó so với học sinh".

"Theo tôi thì không quá tầm với suy nghĩ của các em. Chúng ta đừng nghĩ các em còn nhỏ mà không biết lập luận, nêu quan điểm. Câu hỏi này yêu cầu các em phải thể hiện vai trò của mình đối với thời cuộc"
Ông Trần Minh Thành
"Nhưng đây là cách ra đề tích cực (không khô khan với những sự kiện khô khan về con số, ngày tháng) và cần phát huy. Đây cũng là tiền đề để giáo viên đổi mới trong cách dạy sử”, thầy Hồng chia sẻ.

Ông Trần Minh Thành, chuyên viên Phòng giáo dục quận 1 (người phụ trách khâu soạn đề kiểm tra môn sử) cho biết: “Đây là năm đầu tiên chúng tôi đổi mới cách ra đề ở môn sử (theo hướng dẫn kiểm tra học kỳ 1 cấp THCS năm học 2014-2015 của Sở GD-ĐT TP.HCM, yêu cầu 'Chú ý một tỷ lệ phù hợp các câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống'). Đề này, chúng tôi đã phải xem xét, chỉnh sửa và thay đổi đến 4 lần mới đưa ra được bản cuối cùng”.

Trước câu hỏi, ý 2 của câu 1 có quá sức đối với học sinh, ông Thành cho biết thêm: Theo tôi thì không quá tầm với suy nghĩ của các em. Chúng ta đừng nghĩ các em còn nhỏ mà không biết lập luận, nêu quan điểm. Câu hỏi này yêu cầu các em phải thể hiện vai trò của mình đối với thời cuộc.

Ông Thành cho biết thêm ở đề kiểm tra học kỳ 1 môn sử khối 6 và 9 cũng có những câu hỏi phát huy được tính vận dụng, suy luận của học sinh.

Điển hình ở đề sử lớp 9 (kiểm tra ngày 11.12) có 5 câu hỏi. Trong đó, câu hỏi số 5 (1 điểm) đặt vấn đề: Nếu em là một chuyên gia về kinh tế, em sẽ góp ý những biện pháp gì để giúp đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh?”. 

Sáng 15.12, Trường THPT Nguyễn Du đã tổ chức kiểm tra học kỳ 1 cho học sinh lớp 12 trường này. Hai đề văn (phần phân tích thơ giống nhau, phần nghị luận khác nhau; thí sinh được chọn 1 trong 2 đề) đều có những câu hỏi liên quan đến phần nghị luận xã hội.

Cụ thể, câu hỏi nghị luận xã hội ở đề 1 (3 điểm), yêu cầu: “Trên đời, ai cũng mong mình được sống hạnh phúc. Có người quan niệm hạnh phúc là giàu có, có người hạnh phúc khi thấy mình thỏa được đam mê,… Còn anh/chị quan niệm thế nào là hạnh phúc? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một văn bản ngắn (khoảng 400 từ).

Đề 2, phần nghị luận xã hội (3 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay bằng một văn bản ngắn khoảng 400 từ.

Nguồn: TNO

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất