Change background image
Trường THCS Bàu Năng
Thành viên không được đăng quảng cáo trên diễn đàn. Những bài viết mang tính chất quảng cáo thuần túy hoặc chèn link quảng cáo có thể bị sửa nội dung, chuyển vào thùng rác hoặc xóa mà không cần báo trước. Thành viên vi phạm quá 03 lần sẽ bị chuyển vào nhóm "Spammer".

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

bongdahay2014
bongdahay2014 Spammer
Bài viết : 17
Danh vọng : 0
Tham gia : 05/09/2014
Không dạy thêm và không nhận quà Ozw4Phs

Năm nay con trai tôi vào lớp 1. Ngay buổi học đầu tiên đưa con đến lớp, tôi đã khéo léo hỏi và biết được địa chỉ nhà cô giáo chủ nhiệm của con.

Với suy nghĩ phải lấy lòng cô giáo chủ nhiệm thì con mình học ở trường mới yên tâm được, thầy cô nào mà chẳng thích học sinh đi học thêm và được nhận quà, vì thế tôi dự định đến nhà xin cho con học thêm và đã bỏ phong bì 1 triệu đồng vào giỏ trái cây.

Đến nhà cô giáo, sau giây phút làm quen ban đầu, tôi nói: “Nhờ cô quan tâm giùm đến cháu, cháu là đứa nhút nhát lại ham chơi. Tôi muốn cô dạy thêm cho cháu vì sợ không theo kịp bạn”.

Thế nhưng cô nói: “Mới học có buổi đầu tiên mà chị đã lo lắng quá. Tôi thấy cháu cũng lanh lợi, chắc tiếp thu bài cũng tốt. Cháu học cả ngày trên trường, tối về nên cho nghỉ ngơi, đừng ép tụi nhỏ hoài thấy tội. Chị cứ yên tâm, dạy dỗ học sinh là trách nhiệm của chúng tôi”.

Nghe cô nói vậy, dù hơi bất ngờ nhưng tôi vẫn nghĩ thầy cô nào chẳng nói như thế, nhưng họ thường làm khác. Em nào đi học thêm, tặng quà thì được cô thương, cô dạy nhiệt tình, còn không thì...

Biết bao người đã nói như thế là gì! Sau cuộc trò chuyện tôi gửi biếu cô giỏ trái cây, thật không ngờ khi cô giáo nói: “Tôi cảm ơn chị đã đến thăm nhà, nhưng tôi không nhận quà đâu, chị đem về cho mấy đứa nhỏ”. “Cô nhận cho tôi vui, chỉ là ít trái cây thôi mà”. Người từ chối, người cố gắng nài nỉ, chèo kéo. Và cuối cùng cô giáo nói: “Tôi chỉ nhận lần này thôi nhé, lần sau chị đừng làm như thế, tôi ngại lắm”.

Vừa nói, cô giáo vừa đỡ lấy giỏ trái cây và nhìn vào trong. Cô cầm chiếc phong bì lên, nói với tôi: “Trái cây thì tôi nhận, còn phong bì tuyệt đối không. Chị cứ cầm về, đừng băn khoăn gì cả. Tôi hiểu tấm lòng chị là được rồi”.

Tôi thật sự bất ngờ vì cách xử sự của cô giáo như vậy. Dòng suy nghĩ chạy nhanh trong đầu: Hay cô chê tiền ít, cô đâu đã mở ra xem mà biết ít hay nhiều. Hơn nữa, với số tiền 1 triệu đồng như thế này, ở vùng biển nghèo như nơi đây là không nhỏ...

Thật ra trong lòng tôi muốn cô giáo cầm chiếc phong bì, chứ ít trái cây kia thì nhằm nhò gì. Vì thế tôi cố nài nỉ: “Cũng chẳng đáng là bao, cô cầm mà may áo dài lên lớp”. “Tôi có nhiều áo dài lắm rồi chị, năm nào cũng may, mặc không hết, chị cầm tiền về lo cho cháu, còn nhiều thứ phải lo lắm đấy”. Trước sự cương quyết của cô giáo, tôi đành cầm chiếc phong bì lại mà cảm thấy xấu hổ với lương tâm mình.

Từ trước đến nay, tôi và mọi người luôn có ý nghĩ không đẹp về thầy cô. Có thể cũng có một số thầy cô giáo dạy chưa bằng cái tâm, luôn tìm mọi cách thúc ép học sinh học thêm và thường xuyên nhận quà cáp của phụ huynh để đối xử không công bằng với các em.

Rồi một đồn mười, mười đồn trăm nên hình ảnh thầy cô ngày càng xấu dần trong mắt phụ huynh và học sinh. Phải tận mắt chứng kiến như thế này, tôi mới nhận ra được một điều: nhiều người nói cũng chưa chắc là sự thật.

Câu chuyện này tôi ghi theo lời kể của chị H.T.T.B., phụ huynh học sinh lớp 1C Trường tiểu học Phước Hội 2 (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận). Ở vùng quê chúng tôi, giáo viên tiểu học phần lớn không dạy thêm. Thầy cô tuy nghèo, ngoài giờ lên lớp họ làm đủ thứ nghề để duy trì cuộc sống, nhưng vẫn kèm miễn phí cho học sinh nghèo học yếu trong lớp.

Còn nghèo nhưng thầy cô vẫn trích tiền lương mua bảo hiểm cho học sinh, đi xin quần áo, giày dép cũ, sách giáo khoa, cặp, đồ dùng học tập... cho những học trò mồ côi, khó khăn.

Có giáo viên dạy lý cấp II, khi học sinh đòi cô dạy thêm nhiều quá, cô nói: “Lập nhóm rồi cô dạy nhưng không được nói với ai là cô không thu tiền”. Có nhiều giáo viên năm nào cũng thế, dành dụm chút tiền hằng tháng để cuối năm dành 5 triệu đồng trao học bổng hoặc tặng xe đạp cho các em gặp khó khăn...

PHAN TUYẾT (thị xã La Gi, Bình Thuận)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất