1. Mẹ là giáo viên chủ nhiệm tôi trong suốt những năm tôi học cấp I. Ai cũng nghĩ rằng tôi thật may mắn và tự hào khi có mẹ là giáo viên chủ nhiệm, kiểu gì tôi cũng được ưu tiên, nhưng đối với tôi áp lực tâm lý ấy lúc nào cũng trĩu nặng.
Ngày ấy, tôi ra cánh đồng cùng Điệp - đứa bạn thân cùng xóm. Khi nhìn thấy luống hành tươi tốt hai đứa bèn rủ nhau nhổ trộm mỗi đứa một cụm. Dù trong lòng đầy lo lắng nhưng tôi vẫn thấy vui vì mẹ sẽ không phải mất tiền mua, thời ấy gia đình tôi luôn phải vật lộn với cơm áo đời thường bởi đồng lương ba cọc ba đồng của bố mẹ. Nhưng thật không may chúng tôi bị người ta bắt gặp, dù đã khóc lóc van xin nhưng họ vẫn liên tục mắng tôi con nhà giáo mà đi ăn trộm và dọa tối về sẽ nói chuyện với bố mẹ tôi.
Buổi chiều, không có ai ở nhà và tôi bắt đầu hoảng loạn thật sự. Trời ơi! Nếu mẹ biết chuyện tôi đi ăn trộm chắc tôi chết mất mặc dù tôi biết mẹ sẽ không đánh cũng không mắng tôi, nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt nghiêm khắc chứa đầy thất vọng của mẹ, tôi còn thấy sợ hơn bất kỳ sự trừng phạt khủng khiếp nào. Lúc ấy, tôi đã suy nghĩ một cách đơn giản chỉ cần chết đi là tôi sẽ không bị làm sao hết. Tôi chạy sang rủ Điệp cùng chết với mình nhưng nó không chịu, vậy thì thôi tôi sẽ làm một mình. Có lần tôi nghe bố nói hạt mã tiền khi nướng lên rồi ngâm rượu uống sẽ trị đau lưng rất tốt nhưng chỉ cần ăn sống một miếng thôi sẽ chết ngay lập tức. Và tôi hì hụi đi tìm cả buổi chiều, cái chết trong suy nghĩ của một đứa học sinh lớp 4 thật đơn giản, chỉ nhẹ nhàng như một cách chạy trốn tội lỗi. Thế nhưng ông trời đã quá bao dung cho tôi, đến tận lúc bố mẹ đi dạy học về mà tôi vẫn chưa tìm thấy hạt mã tiền nào cả.
Buổi tối, bác Oanh - bố của Điệp - sang nhà tôi chơi. Thôi! Thế là hết, chắc chắn bác sang để vạch tội tôi đây mà. Tôi nằm trên giường, úp mặt vào tường giả vờ ngủ. Suốt buổi tối hôm ấy, tim tôi đập thình thịch, người tôi nóng bừng như lửa đốt. Trước lúc ra về, bác và mẹ còn cố nói một câu chuyện gì đấy ở ngoài sân nhưng tôi không thể nghe được.
Sáng hôm sau, khi dạy môn giáo dục công dân về lòng dũng cảm, mẹ có kể câu chuyện về một chú thỏ. Chú thỏ này vì ăn trộm một miếng bánh của bác hàng xóm nên sợ mẹ mắng phải trốn trong rừng sâu. Chú cứ đi mãi, đi mãi đến khi trời đã tối và không thể tìm được đường về nhà. Vừa lúc đó lão cáo già đi đến, thấy thỏ con ngồi khóc nó liền xông tới, may cho thỏ khi vừa bị cáo già cắn vào chân thì bác gấu đến cứu. Bác hỏi đầu đuôi câu chuyện, khuyên nhủ thỏ dũng cảm nhận lỗi và đưa thỏ về nhà. Thỏ cũng không hiểu tại sao khi cùng mẹ đến nhà bác hàng xóm để xin lỗi, bác không những không trách mà còn khen thỏ dũng cảm và nhận thỏ làm chân phụ làm bánh. Từ đó, ngày nào sau giờ học, khi thỏ đến làm thêm cũng được bác để phần cho chiếc bánh to và ngon nhất.
Khi vừa kể xong câu chuyện, mẹ nói với cả lớp:
- Các em ạ! Trong cuộc sống không có ai là không mắc sai lầm, có thể do cố tình nhưng cũng có thể do chúng ta vô tình chưa nhận thức được. Tuy nhiên, nếu chúng ta dũng cảm vượt lên chính mình, dám đối diện với thực tế, dám nhận lỗi và sửa chữa sai lầm thì sự dũng cảm ấy còn vĩ đại hơn bất kỳ sự dũng cảm nào. Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất!
Cả lớp vỗ tay rào rào nhưng chỉ mình tôi im lặng, tôi cứ cúi gằm mặt xuống và không dám nhìn ai như thể mẹ đang kết tội chính mình. Thế nhưng, trong một khoảnh khắc tôi thoáng nhận ra ánh mắt mẹ dành cho tôi thật bao dung và rộng lượng. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể giải mã và cũng chưa dám hỏi về khoảnh khắc ấy. Tôi đã tự hứa với lương tâm mình sẽ không có bất cứ một lần nào như vậy nữa.
2. Khi tôi học cấp II, mẹ tiếp tục chuyển lên làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Suốt những năm học đó tôi luôn là học sinh xuất sắc, bạn bè ngưỡng mộ và khỏi phải nói cũng biết mẹ đã tự hào về tôi như thế nào. Thế nhưng, một lần nữa tôi lại vấp phải một sai lầm lớn và để lại cho tôi một bài học mà cả đời sẽ không bao giờ quên.
Một ngày chủ nhật, vì bố mẹ vắng nhà nên tôi đã hẹn cả lũ bạn đi chơi xa mà quên mất ngày mai có giờ kiểm tra môn lịch sử của mẹ. Đến tối, khi cả nhà ngồi ăn cơm tôi mới giật thót mình. Chết rồi, bây giờ phải làm sao đây vì từ trước đến nay tôi chưa từng bị điểm kém. Tôi không thể học được khi thời gian gấp gáp và đầu thì đau như búa bổ vì phơi nắng cả buổi chiều. Đến khi bố mẹ rủ nhau đi bộ, phải khó khăn lắm tôi mới quyết định mon men đến chiếc cặp sách của mẹ, vì tôi biết trong đó chắc chắn có đề kiểm tra ngày mai. Tôi sẽ chỉ xem một tí thôi rồi lại trả vào chỗ cũ, chắc mẹ cũng không phát hiện đâu, dù sao cũng còn hơn bị điểm kém.
Tôi vừa lén lút mở cặp vừa tự trấn an mình đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi làm điều xấu xa đó. Tôi vừa đọc xong đề thì bố mẹ đi về, hoảng hốt tôi cất vội vào chỗ cũ và vờ học như một đứa con ngoan ngoãn.
Trước khi lên giường đi ngủ, mẹ quay sang hỏi tôi:
- Con đã chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra ngày mai chưa?
Tôi chột dạ nhưng lại tự trấn an mình chắc mẹ chỉ hỏi vậy thôi chứ không có ý gì. Dù cố tỏ ra bình tĩnh nhưng giọng tôi vẫn run run:
- Con... con... học rồi ạ!
- Thật vậy à? - giọng mẹ có vẻ nghiêm túc hơn.
- Vâng...
- Mẹ thấy con có vẻ không tốt lắm, có vấn đề gì con không được phép giấu mẹ nhé!
- Vâng ạ, con... con không có vấn đề gì - tôi trả lời mẹ mà ngỡ mình đang đứng trước vành móng ngựa.
Sáng hôm sau, đến giờ lịch sử của mẹ, tôi vừa mừng vừa lo lắng vì dù sao tôi đã biết trước đề rồi nên dù không chuẩn bị nhiều chắc tôi vẫn vượt qua xuất sắc. Trời ơi! Khi mẹ vừa viết đề lên bảng thì chân tay tôi bỗng như rụng rời, đầu óc choáng váng khi cái đề quái quỷ ấy chẳng giống một chút gì so với những gì tôi đã đọc trộm được. Tất nhiên, không quá khó để tôi làm nhưng như vậy là mẹ đã biết tất cả sự dối trá của tôi tối qua. Làm bài được gần 30 phút thì đầu óc tôi quay cuồng, không biết vì bị cảm nắng chiều qua hay vì bài thi mà tôi lặng người đi chẳng còn biết gì nữa.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên giường y tế của trường và mẹ đang ngồi bên cạnh. Ánh mắt mẹ đầy lo lắng nhưng cũng đầy nghiêm khắc khi nắm lấy tay tôi:
- Mẹ hiểu những gì đang xảy ra với con, mẹ sẽ tha lỗi cho con, con hãy vượt qua lần vấp ngã này nhưng mẹ không cho phép xảy ra thêm bất kỳ lần nào nữa, nếu không con không xứng đáng là học sinh của mẹ!
Thì ra mẹ đã biết tất cả, chỉ vì vội vàng mà tôi đã để đề bài vào vị trí mà mẹ không bao giờ để. Bài kiểm tra môn sử ấy tôi được 5 điểm - số điểm đủ để cả lớp không ai nghi ngờ vào năng lực của tôi vì tôi bị sự cố, nhưng cũng đủ cho tôi một bài học nhớ đời. Không một ai biết được điều đó ngoài tôi và mẹ.
Bây giờ mẹ tôi đã về hưu, biết bao thế hệ học sinh đã được dìu dắt dưới bàn tay mẹ, và tôi là một học sinh thật may mắn vì nhờ có mẹ mà tôi mới có được những thành công như ngày hôm nay. Đêm khuya, tôi lặng lẽ ngắm nhìn cậu con trai bé bỏng và tự nhủ rằng tôi sẽ cố gắng học mẹ làm giáo viên chủ nhiệm cho chính con trai mình. Cảm ơn mẹ rất nhiều - cô giáo chủ nhiệm đặc biệt của tôi!
Ngày ấy, tôi ra cánh đồng cùng Điệp - đứa bạn thân cùng xóm. Khi nhìn thấy luống hành tươi tốt hai đứa bèn rủ nhau nhổ trộm mỗi đứa một cụm. Dù trong lòng đầy lo lắng nhưng tôi vẫn thấy vui vì mẹ sẽ không phải mất tiền mua, thời ấy gia đình tôi luôn phải vật lộn với cơm áo đời thường bởi đồng lương ba cọc ba đồng của bố mẹ. Nhưng thật không may chúng tôi bị người ta bắt gặp, dù đã khóc lóc van xin nhưng họ vẫn liên tục mắng tôi con nhà giáo mà đi ăn trộm và dọa tối về sẽ nói chuyện với bố mẹ tôi.
Buổi chiều, không có ai ở nhà và tôi bắt đầu hoảng loạn thật sự. Trời ơi! Nếu mẹ biết chuyện tôi đi ăn trộm chắc tôi chết mất mặc dù tôi biết mẹ sẽ không đánh cũng không mắng tôi, nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt nghiêm khắc chứa đầy thất vọng của mẹ, tôi còn thấy sợ hơn bất kỳ sự trừng phạt khủng khiếp nào. Lúc ấy, tôi đã suy nghĩ một cách đơn giản chỉ cần chết đi là tôi sẽ không bị làm sao hết. Tôi chạy sang rủ Điệp cùng chết với mình nhưng nó không chịu, vậy thì thôi tôi sẽ làm một mình. Có lần tôi nghe bố nói hạt mã tiền khi nướng lên rồi ngâm rượu uống sẽ trị đau lưng rất tốt nhưng chỉ cần ăn sống một miếng thôi sẽ chết ngay lập tức. Và tôi hì hụi đi tìm cả buổi chiều, cái chết trong suy nghĩ của một đứa học sinh lớp 4 thật đơn giản, chỉ nhẹ nhàng như một cách chạy trốn tội lỗi. Thế nhưng ông trời đã quá bao dung cho tôi, đến tận lúc bố mẹ đi dạy học về mà tôi vẫn chưa tìm thấy hạt mã tiền nào cả.
Buổi tối, bác Oanh - bố của Điệp - sang nhà tôi chơi. Thôi! Thế là hết, chắc chắn bác sang để vạch tội tôi đây mà. Tôi nằm trên giường, úp mặt vào tường giả vờ ngủ. Suốt buổi tối hôm ấy, tim tôi đập thình thịch, người tôi nóng bừng như lửa đốt. Trước lúc ra về, bác và mẹ còn cố nói một câu chuyện gì đấy ở ngoài sân nhưng tôi không thể nghe được.
Sáng hôm sau, khi dạy môn giáo dục công dân về lòng dũng cảm, mẹ có kể câu chuyện về một chú thỏ. Chú thỏ này vì ăn trộm một miếng bánh của bác hàng xóm nên sợ mẹ mắng phải trốn trong rừng sâu. Chú cứ đi mãi, đi mãi đến khi trời đã tối và không thể tìm được đường về nhà. Vừa lúc đó lão cáo già đi đến, thấy thỏ con ngồi khóc nó liền xông tới, may cho thỏ khi vừa bị cáo già cắn vào chân thì bác gấu đến cứu. Bác hỏi đầu đuôi câu chuyện, khuyên nhủ thỏ dũng cảm nhận lỗi và đưa thỏ về nhà. Thỏ cũng không hiểu tại sao khi cùng mẹ đến nhà bác hàng xóm để xin lỗi, bác không những không trách mà còn khen thỏ dũng cảm và nhận thỏ làm chân phụ làm bánh. Từ đó, ngày nào sau giờ học, khi thỏ đến làm thêm cũng được bác để phần cho chiếc bánh to và ngon nhất.
Khi vừa kể xong câu chuyện, mẹ nói với cả lớp:
- Các em ạ! Trong cuộc sống không có ai là không mắc sai lầm, có thể do cố tình nhưng cũng có thể do chúng ta vô tình chưa nhận thức được. Tuy nhiên, nếu chúng ta dũng cảm vượt lên chính mình, dám đối diện với thực tế, dám nhận lỗi và sửa chữa sai lầm thì sự dũng cảm ấy còn vĩ đại hơn bất kỳ sự dũng cảm nào. Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất!
Cả lớp vỗ tay rào rào nhưng chỉ mình tôi im lặng, tôi cứ cúi gằm mặt xuống và không dám nhìn ai như thể mẹ đang kết tội chính mình. Thế nhưng, trong một khoảnh khắc tôi thoáng nhận ra ánh mắt mẹ dành cho tôi thật bao dung và rộng lượng. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể giải mã và cũng chưa dám hỏi về khoảnh khắc ấy. Tôi đã tự hứa với lương tâm mình sẽ không có bất cứ một lần nào như vậy nữa.
2. Khi tôi học cấp II, mẹ tiếp tục chuyển lên làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Suốt những năm học đó tôi luôn là học sinh xuất sắc, bạn bè ngưỡng mộ và khỏi phải nói cũng biết mẹ đã tự hào về tôi như thế nào. Thế nhưng, một lần nữa tôi lại vấp phải một sai lầm lớn và để lại cho tôi một bài học mà cả đời sẽ không bao giờ quên.
Một ngày chủ nhật, vì bố mẹ vắng nhà nên tôi đã hẹn cả lũ bạn đi chơi xa mà quên mất ngày mai có giờ kiểm tra môn lịch sử của mẹ. Đến tối, khi cả nhà ngồi ăn cơm tôi mới giật thót mình. Chết rồi, bây giờ phải làm sao đây vì từ trước đến nay tôi chưa từng bị điểm kém. Tôi không thể học được khi thời gian gấp gáp và đầu thì đau như búa bổ vì phơi nắng cả buổi chiều. Đến khi bố mẹ rủ nhau đi bộ, phải khó khăn lắm tôi mới quyết định mon men đến chiếc cặp sách của mẹ, vì tôi biết trong đó chắc chắn có đề kiểm tra ngày mai. Tôi sẽ chỉ xem một tí thôi rồi lại trả vào chỗ cũ, chắc mẹ cũng không phát hiện đâu, dù sao cũng còn hơn bị điểm kém.
Tôi vừa lén lút mở cặp vừa tự trấn an mình đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi làm điều xấu xa đó. Tôi vừa đọc xong đề thì bố mẹ đi về, hoảng hốt tôi cất vội vào chỗ cũ và vờ học như một đứa con ngoan ngoãn.
Trước khi lên giường đi ngủ, mẹ quay sang hỏi tôi:
- Con đã chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra ngày mai chưa?
Tôi chột dạ nhưng lại tự trấn an mình chắc mẹ chỉ hỏi vậy thôi chứ không có ý gì. Dù cố tỏ ra bình tĩnh nhưng giọng tôi vẫn run run:
- Con... con... học rồi ạ!
- Thật vậy à? - giọng mẹ có vẻ nghiêm túc hơn.
- Vâng...
- Mẹ thấy con có vẻ không tốt lắm, có vấn đề gì con không được phép giấu mẹ nhé!
- Vâng ạ, con... con không có vấn đề gì - tôi trả lời mẹ mà ngỡ mình đang đứng trước vành móng ngựa.
Sáng hôm sau, đến giờ lịch sử của mẹ, tôi vừa mừng vừa lo lắng vì dù sao tôi đã biết trước đề rồi nên dù không chuẩn bị nhiều chắc tôi vẫn vượt qua xuất sắc. Trời ơi! Khi mẹ vừa viết đề lên bảng thì chân tay tôi bỗng như rụng rời, đầu óc choáng váng khi cái đề quái quỷ ấy chẳng giống một chút gì so với những gì tôi đã đọc trộm được. Tất nhiên, không quá khó để tôi làm nhưng như vậy là mẹ đã biết tất cả sự dối trá của tôi tối qua. Làm bài được gần 30 phút thì đầu óc tôi quay cuồng, không biết vì bị cảm nắng chiều qua hay vì bài thi mà tôi lặng người đi chẳng còn biết gì nữa.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên giường y tế của trường và mẹ đang ngồi bên cạnh. Ánh mắt mẹ đầy lo lắng nhưng cũng đầy nghiêm khắc khi nắm lấy tay tôi:
- Mẹ hiểu những gì đang xảy ra với con, mẹ sẽ tha lỗi cho con, con hãy vượt qua lần vấp ngã này nhưng mẹ không cho phép xảy ra thêm bất kỳ lần nào nữa, nếu không con không xứng đáng là học sinh của mẹ!
Thì ra mẹ đã biết tất cả, chỉ vì vội vàng mà tôi đã để đề bài vào vị trí mà mẹ không bao giờ để. Bài kiểm tra môn sử ấy tôi được 5 điểm - số điểm đủ để cả lớp không ai nghi ngờ vào năng lực của tôi vì tôi bị sự cố, nhưng cũng đủ cho tôi một bài học nhớ đời. Không một ai biết được điều đó ngoài tôi và mẹ.
Bây giờ mẹ tôi đã về hưu, biết bao thế hệ học sinh đã được dìu dắt dưới bàn tay mẹ, và tôi là một học sinh thật may mắn vì nhờ có mẹ mà tôi mới có được những thành công như ngày hôm nay. Đêm khuya, tôi lặng lẽ ngắm nhìn cậu con trai bé bỏng và tự nhủ rằng tôi sẽ cố gắng học mẹ làm giáo viên chủ nhiệm cho chính con trai mình. Cảm ơn mẹ rất nhiều - cô giáo chủ nhiệm đặc biệt của tôi!
Tuổi trẻ